Các loại móng nhà cơ bản thường dùng quá trình xây dựng

Trong kết cấu xây dựng thì móng nhà là hạng mục quan trọng nhất trong thi công xây dựng nhà ở. Chính vì vậy khi xây dựng cần đảm bảo nền móng phải đảm bảo chất lượng, an toàn. Nếu chất lượng nền móng không đảm bảo trong thi công, ngôi nhà của bạn sẽ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng. Như nhà bị nứt bề tường hay bị lún và có thể bị nghiêng lệch hướng…. Tình trạng này xảy ra gây tiệt hại về nhiều mặt cho chủ nhà cũng như các chủ đầu tư. Chính vì vậy trước khi thi công công trình cần kiểm tra kỹ kết cấu của nèn móng. Để hiểu rõ hơn về các khái niệm này trong xây dựng hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu bài viết này nhé.

Khái niệm về móng nhà và nền móng

Móng hay móng nền, móng nhà là hạng mục xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như tòa nhà, cầu, đập nước. Chức năng chính của móng là chịu tải trọng tĩnh, động của toàn bộ công trình truyền xuống. Và phân tán tải trọng này xuống nền. Quá trình xây nhà bao gồm cả việc lựa chọn, thiết kế và thi công móng cho phù hợp. Nhằm đảm bảo công trình không bị lún, nứt hay đổ vỡ.

Việc phân loại móng công trình giúp chúng ta nhận biết và phân biệt các loại móng khác nhau, từ đó đánh giá hiệu quả phù hợp với từng loại công trình. Căn cứ vào tính chất tầng đất và tải trọng, chiều cao công trình mà kỹ sư sẽ quyết định sử dụng loại móng nào cho phù hợp và đảm bảo an toàn. Chẳng hạn, với những công trình nhà ở quy mô nhỏ, thấp tầng như nhà cấp 4, biệt thự hay nhà phố thì phần nền móng không cần quá phức tạp, trừ khi nền đất quá yếu. Tuy nhiên, nếu xây dựng những công trình cao tầng như cao ốc, nhà chung cư thì phần nền móng sẽ phức tạp hơn rất nhiều từ khâu thiết kế cho tới thi công.

Nền móng chính là phần đất nằm bên dưới đáy của móng nhà. Do đó, phần Nền Móng sẽ phải chịu phần lớn hoặc toàn bộ tải trọng đè xuống của toàn bộ mẫu thiết kế biệt thự, nhà phố của bạn. Do đó khi thi công. Nền nóng cần đảm bảo sự chắc chắn, ổn định thì móng nhà mới có thể vững chắc và đảm bảo an toàn cho công trình nhà đẹp của bạn được.

Phân loại móng nhà theo phương pháp thi công

Phân loại móng nhà theo phương pháp thi công
Phân loại móng nhà theo phương pháp thi công

Thông thường, móng công trình được phân loại thành móng nông và móng sâu dựa vào độ sâu chôn vào đất.

Móng nông được xây trên hố móng đào trần, sau đó lấp lại. Thông thường, độ sâu chôn móng khoảng dưới 1,5-3m nhưng cũng có trường hợp đặc biệt lên tới 5-6m. Móng nông được sử dụng cho các công trình chịu tải nhỏ và trung bình với nền đất tương đối tốt, nếu nền móng yếu thì có thể gia cố nền. Với móng nông, người ta lại phân ra như sau:

Móng đơn có tác dụng đỡ cột

Móng đơn (móng cột, đế cột, móng trụ, móng độc lập) là loại móng đỡ một cột hoặc gồm một cụm cột đứng sát nhau, có tác dụng chịu lực cho công trình. Móng đơn được sử dụng dưới chân cột nhà, mố trụ cầu, cột điện… Loại móng này nằm riêng lẻ, có thể là hình chữ nhật, hình vuông, tròn hay tám cạnh… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Đây cũng là loại móng tiết kiệm chi phí nhất.

Móng liên tục

Móng băng (móng liên tục) thường có dạng một dải dài, nằm độc lập. Hoặc giao cắt với nhau theo hình chữ thập để nâng đỡ hàng cột hay tường. Để thi công móng đơn, người ta phải đào móng quanh khuôn viên công trình. Hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Móng băng được ứng dụng phổ biến trong xây dựng nhà hơn cả. Vì nó lún đều và dễ thi công hơn so với móng đơn. Móng băng thuộc loại móng nông. Móng băng ở hồi nhà phải dùng loại tốt hơn móng băng ở tường ngăn hay dọc nhà. Tuy nhiên, khi thi công, người ta thường đặt móng băng cùng chiều sâu. Vì thế phải làm móng băng ở hồi rộng hơn. Trong xây dựng nhà, móng băng có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.

Móng bè giảm áp lực công trình

Móng bè giảm áp lực công trình
Móng bè giảm áp lực công trình

Móng bè (móng bản, móng toàn diện) trải rộng dưới toàn bộ công trình. Nhằm làm giảm áp lực của công trình trên nền đất. Đây vốn là loại móng nông, thường sử dụng ở nơi có nền đất yếu. Sức kháng nén yếu hoặc dùng cho những công trình quá lớn, chịu tải trọng nặng.

Móng sâu là loại móng không cần đào hố móng hoặc chỉ cần đào một phần, sau đó hạ, đưa móng xuống độ sâu thiết kế. Móng sâu phù hợp với những công trình có tải trọng lớn nhưng nền đất tốt nằm ở tầng sâu. Móng sâu thường được hiểu là móng cọc.

Móng cọc truyền tải trọng

Là loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của toàn bộ công trình xuống nền đất tốt bên nằm sâu bên dưới. Khi thi công, người ta sẽ đóng, hạ những cây cọc xuống tầng đất sâu để làm tăng khả năng chịu tải cho móng. Trước kia, ở Việt Nam, cọc tre và cọc cừ tràm được sử dụng khá phổ biến như một biện pháp gia cố nền đất dưới công trình. Ngày nay, cọc bê tông cốt thép trở nên phổ biến hơn nhờ chịu được tải trọng lớn và bền vững.

Ngoài ra còn có nhiều cách phân loại khác như:

Phân loại móng nhà theo cách chế tạo các loại móng

Căn cứ vào cách chế tạo móng mà người ta phân thành hai loại là móng lắp ghép và móng đổ toàn khối.

  • Móng lắp ghép: Loại móng này có các cấu kiện được được chế tạo sẵn. Sau đó được vận chuyển đến công trường để lắp ghép. Móng lắp ghép có chất lượng tốt và được cơ giới hóa nhưng không được sử dụng phổ biến bởi quá trình vận chuyển tương đối phức tạp.
  • Móng đổ toàn khối: Vật liệu chính của móng đổ toàn khối. Là bê tông đá hộc, bê tông cốt thép và bê tông, sử dụng phổ biến cho nhiều loại công trình.

Phân loại móng dựa theo tải trọng của móng

Nếu xét theo đặc tính tác dụng của tải trọng, móng trong xây dựng được phân loại thành móng chịu tải tĩnh và móng chịu tải động.

  • Móng chịu tải trọng tĩnh: Móng nhà, công trình chịu tải trọng tĩnh.
  • Móng chịu tải trọng động: Móng cầu trục, công trình cầu, móng máy.

Phân loại móng dựa theo vật liệu xây dựng

Phân loại móng dựa theo vật liệu xây dựng
Phân loại móng dựa theo vật liệu xây dựng

Các loại vật liệu xây dựng thường được sử dụng để làm móng gồm: đá hộc, bê tông, bê tông cốt thép, gạch, gỗ, thép…

  • Móng đá hộc: Loại móng này có cường độ lớn, thường được ứng dụng ở những vùng có sẵn vật liệu.
  • Móng bê tông và bê tông cốt thép: Loại móng này có cường độ cao. Tuổi thọ lâu và được ứng dụng phổ biến trong ngành xây dựng.
  • Móng gạch: Được sử dụng cho những công trình có tải trọng nhỏ, trên nền đất tốt. Nơi có mực nước ngầm nằm sâu bên dưới.
  • Móng gỗ: Móng gỗ có tải trọng nhỏ, tuổi thọ ngắn nên ít được sử dụng. Chỉ phù hợp để xử lý nền đất yếu hay dùng cho những công trình tạm thời.
  • Móng thép: Loại móng này cũng ít được sử dụng. Vì chất liệu thép dễ bị nước trong đất và nước ngầm xâm thực làm han gỉ.

Phân loại theo độ cứng

  • Móng cứng: Được làm từ các vật liệu chịu lực đơn thuần. Như móng bê tông, móng gạch, móng bê tông đá hộc, móng khối đá hộc. Móng cứng phù hợp với những khu vực có mạch nước ngầm ở dưới sâu.
  • Móng mềm: Thành phần móng có vật liệu chịu lực, nén và uốn. Vì thế, tải trọng tác động lên đỉnh móng bao nhiêu thì ở dưới đáy vẫn bấy nhiêu. Nếu áp dụng giải phép lắp ghép thì móng mềm sẽ giúp tiết kiệm vật liệu và rút ngắn thời gian thi công.

Phân loại theo hình thức chịu lực

Móng chịu tải trọng đúng tâm: Loại móng này đảm bảo hướng truyền lực thẳng từ trên xuống vào đáy trung tâm. Nhờ vậy, móng đáp ứng được yêu cầu chịu lực tốt và lực được phân phối đều dưới đáy móng.

Móng chịu tải lệch: Đây là loại móng có kết cấu đặc biệt. Nên hợp lực các tải trọng không đi qua trung tâm của mặt phẳng đáy móng. Móng chịu tải lệch phù hợp với các khu vực hiểm trở như giữa nhà mới và nhà cũ, khe lún…

Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn móng nhà

Tải trọng công trình truyền xuống móng sẽ là tổ hợp của nhiều tác động bao gồm. Trọng lượng của công trình, khối lượng đồ nội thất và tải trọng khác như: con người, gió, động đất…

Đất tại khu vực xây dựng công trình có thể là một trong các loại: đất sét, đất cát, đất rời… Mỗi loại đất có đặc tính khác nhau. Vì thế quá trình khảo sát địa chất cần được tiến hành để tìm hiểu đặc điểm của lớp đất nền; cao dộ mực nước ngầm, chiều dày lớp đất và loại đất. Đặc biệt là khả năng chịu tải của nền đất theo độ sâu. Các công trình quy mô càng lớn thì công tác khảo sát càng phải được tính toán cẩn thận. Việc lựa chọn phương án làm móng nhà loại nào. Cũng có thể dựa vào các công trình lân cận có đặc điểm kết cấu tương đồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *