Dịch bệnh ảnh hưởng đến thị trường BĐS như thế nào?

Dịch bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh kế. Thị trường bất động sản cũng theo đó mà lao đao ảm đạm. Nguồn cung không gặp được cầu, cùng với nổi lo về tài chính của nhà đầu tư là hai nguyên nhân lớn dẫn đến thị trường bất động sản (BĐS) không thể bứt phá. Tuy nhiên, nếu xét về một góc nhìn nào đó, dòng tiền đưa vào BĐS vẫn là một dòng tiền ổn định. Sau đây mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về việc dịch bệnh đã làm ảnh hưởng như thế nào tới thị trường BĐS qua phân tích của các chuyên gia trong ngành.

Dịch bệnh làm cho thị trường BĐS chùn xuống

Báo cáo thị trường tháng 7/2021 cho thấy, trong tháng 7, cao điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành phía Nam. Chính phủ đã phải áp dụng Chỉ thị 16, tiến hành lệnh giãn cách quy mô lớn trên 19 tỉnh thành. Hoạt động giao dịch mua bán trên thị trường nhà đất phải tạm thời ngưng lại, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức tiêu thụ và nguồn hàng BĐS chào bán trong tháng vừa qua.

Cụ thể tổng lượng tin rao bán nhà đất trên cả nước trong tháng 7 giảm 22% so vơi tháng trước và gần 43% so với cùng thời điểm năm 2020. Tương tự, nhu cầu tìm mua BĐS trong tháng 7 cũng lần lượt giảm 12% và 18% so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Ở những thị trường có số ca nhiễm tăng mạnh như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… nhu cầu tìm kiếm nhà đất giảm trung bình từ 33-35% so với lượt tìm mua của tháng 6, lượng tin đăng cũng giảm từ 40-50%.

Các số liệu trên phản ánh đúng thực trạng của thị trường nhà đất trong giai đoạn giãn cách xã hội kéo dài và tác động của dịch bệnh với nền kinh tế chung. Tuy nhiên, các chuyên gia BĐS cho rằng, việc sụt giảm giao dịch của thị trường trong tháng 7 vừa qua là rất bình thường và sẽ không kéo dài hay gây hiện tượng tiêu cực, đóng băng BĐS.

Bên bán và bên mua BĐS không có cơ hội gặp nhau

Ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Trưởng bộ phận NCTT cho biết, dưới ảnh hưởng của Chỉ thị 16 với việc giãn cách xã hội kéo dài trong suốt tháng 7 khiến hầu hết các hoạt động kinh tế và đầu tư đều phải tạm dừng. BĐS cũng nằm trong số các kênh đầu tư phải “đóng cửa” tạm thời. Cả chủ đầu tư và người mua nhà đều không thể tham gia hoạt động mua bán thuận lợi, việc ra hàng khó khăn kéo theo lượng sản phẩm giao dịch thiếu đa dạng, người mua khó tiếp cận nhà đất trong thời điểm kiểm soát di chuyển gắt gao. Điều này tất yếu dẫn đến lượt tìm mua nhà trong tháng 7 bị ảnh hưởng và giảm mạnh.

Bên bán và bên mua BĐS không có cơ hội gặp nhau
Bên bán và bên mua BĐS không có cơ hội gặp nhau

Ông Hiếu cho rằng, yếu tố gây ảnh hưởng đến cung – cầu của thị trường đến từ nguyên nhân chung của cả nền kinh tế chứ không xuất phát từ việc thị trường BĐS mất sức hút hay suy yếu khả năng đầu tư. Bàn về nhu cầu thì BĐS vẫn là kênh đầu tư được ưa chuộng hàng đầu và sức hấp dẫn của thị trường này vẫn rất lớn. “Cái chính là tác nhân dịch bệnh đang khiến cả bên bán và bên mua trên thị trường không có cơ hội gặp nhau, dẫn đến hoạt động giao dịch cũng như xem xét sản phẩm bị gián đoạn”.

COVID-19 kiềm chế nhà đầu tư

Theo ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch Cen Group thì việc thị trường căn hộ chững lại nguyên nhân từ việc đầu tư, lướt sóng không còn mang lại lợi nhuận cao. Biên độ lợi nhuận thấp nên nhà đầu tư dù có đổ vốn vào cũng là để mua nhà cho thuê bởi mức lợi nhuận từ cho thuê nhà vẫn ổn định hơn mức lãi suất ngân hàng đang ngày càng thấp.

“Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài khiến thị trường cho thuê căn hộ cũng trở nên khó khăn. Một căn hộ khoảng 100m2 được đầu tư cơ bản sẽ có mức giá cho thuê khoảng 15 triệu đồng/tháng. Mức giá cao này khiến nhu cầu thuê nhà giảm. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh đang kéo dài phức tạp như hiện nay”, ông Hưng nói.

Đồng quan điểm, theo ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường cho rằng. Trong vài năm gần đây, chung cư cao cấp được chào bán với số lượng lớn. Việc này sẽ khiến cho thị trường trở nên bão hòa.

Liệu BĐS có bật dậy sau giãn cách xã hội?

Chuyên gia nhìn nhận, không loại trừ yếu tố tâm lý người mua BĐS đang nghiêng về sự an toàn. Việc lựa chọn bảo tồn nguồn vốn thay vì xuống tiền đầu tư trong thời điểm dịch bệnh phức tạp là rất bình thường. Một khi thị trường khởi động trở lại. Nguồn vốn dự trữ trong dân đổ vào các kênh đầu tư sẽ càng mạnh mẽ hơn. BĐS là một trong số đó.

Dẫn chứng cụ thể cho nhận định trên. Các nghiên cứu thị trường qua từng giai đoạn dịch bệnh trước đây cho thấy. Khi dịch bùng phát, nhu cầu tìm kiếm nhà đất luôn giảm rất mạnh.Có thể nói là chạm đáy. Nhưng ngay khi kiểm soát được tình hình, thị trường sẽ bật tăng vô cùng mạnh mẽ. Giống như lò xo bị nén sẽ tự động bung mạnh khi thị trường phục hồi.

BĐS bật dậy sau giãn cách xã hội
BĐS bật dậy sau giãn cách xã hội

Trong đợt bùng phát dịch lần thứ 1 (tháng 4/2020) mức độ quan tâm BĐS giảm hơn 50%. Nhưng ngay sau khi dịch được kiểm soát vào đầu tháng 6, lượt quan tâm tăng bùng nổ lên 62%. Tương tự trong thời điểm tháng 2/2021 vừa qua, khi dịch bùng phát lần 3. Nhu cầu tìm kiếm BĐS giảm 50-100% so với cuối năm 2020. Đến đầu tháng 3, khi dịch kiểm soát thành công. Mức độ quan tâm BĐS bật tăng mạnh lên đến 378%. Điều này là minh chứng rõ nhất nhu cầu dành cho BĐS vẫn vô cùng lớn.

Phân tích khả năng phục hồi BĐS sau dịch

Nghiên cứu phản ứng của thị trường sau mỗi đợt bùng phát Covid-19 cũng chỉ ra. Nếu trong diễn biến đợt dịch đầu tiên, nhà riêng và căn hộ chung cư là hai phân khúc có sự hồi phục nhanh và mạnh nhất. Trong khi đất nền dự án và nhà phố tốc độ có phần chậm hơn. Thì qua đến đợt dịch thứ 2, thị trường cho thấy sự thích ứng tốt hơn. Tâm lý người mua nhà và cả giới đầu tư đều vững vàng hơn. Bằng chứng là ngay sau đó, cả 5 loại hình BĐS được chào bán. Bao gồm chung cư, đất nền, đất dự án, nhà riêng và nhà phố. Tất cả đều ghi nhận mức độ hồi phục đạt đến 93% ngay sau dịch.

Phân tích về khả năng phục hồi của thị trường sau đợt dịch lần thứ 4, ông Nguyễn Quốc Anh cho biết, hiện nay tốc độ triển khai tiêm chủng đang tăng lên nhanh chóng. Giúp đẩy nhanh quá trình mở cửa trở lại của nền kinh tế thế giới trong nửa cuối năm. Là nền kinh tế có độ mở lớn, Việt Nam có nhiều dư địa để tận dụng cơ hội. Khi sức mua toàn cầu phục hồi. Số liệu kinh tế tích cực của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm là chỉ báo rõ ràng cho sức phục hồi trong một vài năm tới. Lãi suất vay mua nhà tiếp tục duy trì ở mức thấp giúp kích thích nhu cầu mua nhà.

Đòn bẩy phục hồi thị trường BĐS

Ngoài ra, thị trường còn nhận được rất nhiều đòn bẩy hỗ trợ sự tái khởi động thuận lợi. Hiện nay lãi suất vay mua nhà ở các ngân hàng tương đối ổn định. Nằm ở mức 9,2-9,5% trong nửa đầu năm, đây vẫn là mức thấp nhất trong 10 năm. Theo dự kiến NHNN sẽ không nâng lãi suất năm 2021. Việc này nhằm tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế bằng cách duy trì nới lỏng chính sách tiền tệ.

Lãi suất là đòn bẩy phục hồi thị trường BĐS
Lãi suất là đòn bẩy phục hồi thị trường BĐS

Vì vậy, lãi suất cho vay thế chấp sẽ vẫn được duy trì ở mức thấp trong năm 2021. Và có thể kéo dài sang đầu 2022, từ đó sẽ hỗ trợ kích cầu BĐS. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng sẽ là động lực thúc đẩy thị trường BĐS tăng trưởng trong tương lai. Chính phủ đang có các động thái quyết liệt hơn. Để thúc đẩy đầu tư công trong nửa cuối 2021. Đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy nền kinh tế hồi phục. Các yếu tố này bên cạnh việc xem xét gói kích cầu kinh tế của Chính phủ. Đây sẽ là lực đẩy giúp nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng. Hi vọng nền kinh tế sớm phục hồi sau dịch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *