Doanh nghiệp chuyển hướng xuất khẩu chính ngạch

Tình hình kinh tế nhìn chung đều có các đặc điểm phát triển tương đồng với nhau trên toàn thế giới và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay làn sóng dịch Covid – 19 đang diễn biến hết sức phức tạp và căng thẳng. Theo kết quả thống kê cho thấy, nhu cầu hàng hóa xuất khẩu trong nửa cuối năm 2021 của Việt Nam đang tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên Ngành xuất khẩu của Việt Nam đang có cơ hội tiềm năng lớn trong tương lai từng bước phát triển. Tuy nhiên, đứng trước vấn đề ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu do ảnh hưởng từ dịch phải làm thế nào?

Ngành xuất khẩu hàng hóa tăng cao

hỗ trợ tiêu thụ nông sản
Nhiều doanh nghiệp trong nước đã ký hợp đồng với địa phương để hỗ trợ tiêu thụ nông sản.

Theo đại diện Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6/2021 ước đạt 26,5 tỷ USD. Tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 157,63 tỷ USD, tăng trên 28 % so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các mặt hàng thuộc nhóm nông, thủy sản đều ghi nhận sự tăng trưởng trong nửa đầu năm nay. Trong đó, cao su là mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất. Với mức tăng 80% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trong 6 tháng vừa qua, xuất khẩu nhóm nông, lâm, thủy sản đem về 13,3 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, dù dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Nhưng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn duy trì mức tăng trưởng. Tới hơn 31% so với cùng kỳ năm 2020. Ước đạt 135,5 tỷ USD, chiếm 85,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong trường hợp vì lý do khách quan chưa thể chuyển ngay sang xuất khẩu chính ngạch. Đề nghị doanh nghiệp chỉ vận chuyển hàng lên biên giớ. Khi đã có thỏa thuận với khách mua hàng (địa chỉ tiêu thụ rõ ràng).

Chuyển đổi hoạt động xuất khẩu

Về vấn đề xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc. Ngày 20/8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh có văn bản số 5067/BCT-XNK gửi các hiệp hội sản xuất, nhập khẩu hàng hòa, Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam. Công văn nêu rõ, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Các cơ quan quản lý cửa khẩu của cả Trung Quốc và Việt Nam đều đã phải tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Nhờ nỗ lực của cả hai bên, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa về cơ bản vẫn được duy trì. Nhưng tiến độ thông quan không được như trước đây. Do phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn phòng dịch.

Hàng hóa xuất khẩu chính ngạch có khả năng thông quan thuận lợi hơn rất nhiều. So với hàng hóa vận chuyển lên biên giới để xuất khẩu. Theo hình thức trao đổi cư dân tại các cặp chợ đường biên. Để tạo thuận lợi cho công tác thông quan. Ttránh tình trạng ùn tắc, tồn đọng hàng hóa, phương tiện. Tại các cửa khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc, Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu. Hàng hóa đi thị trường Trung Quốc sang hình thức chính ngạch.

Hàng hóa xuất khẩu chính ngạch

kiểm tra mặt hàng
Cán bộ hải quan kiểm tra mặt hàng quả chuối tươi trước khi thông quan.

Hàng hóa xuất khẩu chính ngạch (mua bán theo hợp đồng. Với người nhận và các điều kiện giao hàng rõ ràng. Giao hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính. Đối với nông sản, cần phối hợp với bên mua để phân loại, đóng gói, sử dụng bao bì, nhãn mác. Phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu ngay tại khâu sản xuất. Đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Truy xuất nguồn gốc và mã số vùng trồng để giúp đẩy nhanh tiến độ thông quan. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong giai đoạn hiện nay. Trung Quốc đang giảm dần hình thức nhập khẩu tiểu ngạch. Do đó, các doanh nghiệp cần hoàn thiện các quy trình chế biến sâu.

Nâng cao giá trị hàng hóa để xuất khẩu chính ngạch, đảm bảo vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng hóa. Hơn nữa, từ ngày 1/1/2022, Trung Quốc sẽ áp dụng một số chính sách mới. Cho các mặt hàng nông sản, lâm sản và thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam. Tuân thủ các yêu cầu từ phía doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc. Trước đó, để nâng cấp công tác phòng chống dịch, từ ngày 18/8/2021 phía Trung Quốc yêu cầu thay đổi. Quy trình giao nhận hàng qua cửa khẩu Tân Thanh. Phía Trung Quốc tuyệt đối không cho lái và chủ hàng đưa xe hàng sang bên phía nước bạn. Và phải giao xe hàng để lái xe của phía Trung Quốc đưa đến nơi giao hàng. Sau khi hết hàng trên xe họ đánh xe không ra bãi trao trả.

Chúng tôi mang thông tin tới bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *