Đòn bẩy giúp BĐS sôi động lại vào năm 2022

Dù phải gánh chịu nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp, nhưng thị trường bất động sản vẫn có những điểm sáng dần khôi phục và có khả năng sôi động lại trong năm 2022. Với những đòn bẩy từ các chính sách của Chính phủ về việc tiêm vắc xin trên diện rộng giúp kiểm soát dịch bệnh. Cũng như các Nghị định liên quan đến đầu tư kinh doanh bất động sản hay lãi suất cho vay của ngân hàng đang ở mức thấp. Tất cả đều là những cơ hội cho thị trường (BĐS) sớm sôi động trở lại.

Những chính sách của Chính phủ thúc đẩy thị trường BĐS phát triển

Nghị định về cải tạo xây dựng lại nhà chung cư

Ngay từ đầu năm 2021, Chính phủ đã ban hành và cải cách một số luật, nghị định liên quan đến đầu tư, xây dựng, kinh doanh BĐS. Trong đó, Nghị định 69/2021/NĐ-CP ban hành ngày 15/7/2021 quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư sẽ có hiệu lực vào ngày 1/9/2021, là chính sách mới được người dân, DN và chính quyền các địa phương chờ đợi nhất.

Theo đó, Nghị định số 69/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thuộc diện quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở, bao gồm: Việc kiểm định đánh giá chất lượng nhà chung cư, việc lập, phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; yêu cầu về quy hoạch đối với khu vực cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; việc lựa chọn chủ đầu tư dự án.

Các chính sách cải tạo nhà ở chung cư được ban hành
Các chính sách cải tạo nhà ở chung cư được ban hành

Với những quy định rõ việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Cũng như bố trí chỗ ở tạm thời cho người được tái định cư. Và một số cơ chế trong việc thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Nghị định số 69/2021/NĐ-CP được đánh giá có nhiều điểm đổi mới đáng ghi nhận. Đây là hứa hẹn giúp công tác cải tạo chung cư cũ thoát khỏi tình trạng “ì ạch”.

Chính sách phát triển nhà ở xã hội

Cùng với Nghị định số 69/2021/NĐ-CP, Nghị định 49/2021/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 1/4/2021 thay thế cho Nghị định 100/2015/NĐ-CP về việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội (NOXH) cũng đang được cơ quan quản lý Nhà nước, DN và người dân đặt nhiều trông đợi.

Một trong những thay đổi đáng ghi nhận tại Nghị định số 49/2021/NĐ-CP là tránh được tình trạng chủ đầu tư lách luật để “né” việc dành quỹ đất 20% tại dự án cho phát triển NOXH. Đồng thời, góp phần thúc đẩy phát triển các dự án NOXH, giải quyết căn bản nhu cầu về nhà ở cho đối tượng chính sách trong lĩnh vực nhà ở với sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ nhiều tổ chức tín dụng khác bên cạnh Ngân hàng Chính sách xã hội.

Ngoài ra, có nhiều chính sách hỗ trợ DN được Chính phủ ban hành từ năm 2020. Đặc biệt, khi Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai có hiệu lực từ 8/2/2021. Với nội dung quan trọng về việc giải cứu hàng nghìn dự án có đất xen kẹt. Đây được xem là kỳ vọng sẽ gỡ bỏ nút thắt thiếu hụt nguồn cung. Cũng như “thổi làn gió mới” vào thị trường BĐS.

Lãi suất cũng là một đòn bẩy phục hồi thị trường BĐS

Ngoài ra, thị trường còn nhận được rất nhiều đòn bẩy hỗ trợ sự tái khởi động thuận lợi. Hiện nay lãi suất vay mua nhà ở các ngân hàng tương đối ổn định. Nằm ở mức 9,2-9,5% trong nửa đầu năm, đây vẫn là mức thấp nhất trong 10 năm. Theo dự kiến NHNN sẽ không nâng lãi suất năm 2021. Việc này nhằm tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế bằng cách duy trì nới lỏng chính sách tiền tệ.

Lãi suất là một đòn bẩy thúc đẩy thị trường BĐS
Lãi suất là một đòn bẩy thúc đẩy thị trường BĐS

Vì vậy, lãi suất cho vay thế chấp sẽ vẫn được duy trì ở mức thấp trong năm 2021. Và có thể kéo dài sang đầu 2022, từ đó sẽ hỗ trợ kích cầu BĐS. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng cũng là động lực. Việc này sẽ thúc đẩy thị trường BĐS tăng trưởng trong tương lai. Chính phủ đang có các động thái quyết liệt hơn. Để thúc đẩy đầu tư công trong nửa cuối 2021. Đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy nền kinh tế hồi phục. Các yếu tố này bên cạnh việc xem xét gói kích cầu kinh tế của Chính phủ. Đây sẽ là lực đẩy giúp nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng. Hi vọng nền kinh tế sớm phục hồi sau dịch.

Bất động sản sẽ có cơ hội dậy sóng năm 2022

Các chuyên gia trong lĩnh vực BĐS nhận định. Mặc dù còn nhiều khó khăn do dịch Covid-19 gây ra nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thị trường BĐS vẫn cơ bản ổn định. Thậm chí có nhiều cơ hội phục hồi và phát triển sôi động trong năm tới 2022.

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Hoàng – Giám đốc Bộ phận nghiên cứu và phát triển của DKRA Việt Nam cũng bày tỏ sự lạc quan, tin tưởng về những chuyển biến tích cực đến từ loạt chính sách gỡ khó từ Chính phủ bất chấp ảnh hưởng của đại dịch. “Những năm gần đây, pháp lý luôn là nổi ám ảnh với các DN kinh doanh BĐS, đây được xem là điểm nghẽn lớn nhất khiến thị trường rơi vào cảnh ảm đạm. Tại TP Hồ Chí Minh, tốc độ phê duyệt các dự án đều chậm, số lượng dự án được phép đưa vào kinh doanh cũng rất ít. Do đó, khi loạt chính sách mới có hiệu lực, cũng đồng nghĩa thời điểm thuận lợi của thị trường BĐS đang đến gần” – ông Nguyễn Hoàng nhấn định.

Bất động sản sẽ có cơ hội dậy sóng năm 2022
Bất động sản sẽ có cơ hội dậy sóng năm 2022

Ông Nguyễn Hoàng cũng cho rằng, các chính sách liên quan đến BĐS có độ trễ tương đối lâu. Thường từ 6 tháng đến 1 năm mới có tác động nhiều đến thị trường. Vì vậy, các DN BĐS và người tham gia thị trường BĐS cần phải hết sức thận trọng. Cũng như có chiến lược kinh doanh bảo đảm để tránh bị tác động xấu ảnh hưởng.

Mời các bạn cùng đọc các thông tin mới nhất về thị trường BĐS tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *