Giải pháp cải tạo điểm dừng chân hẻm vực Tu Sản Mã Pì Lèng

Giải pháp cải tạo công trình điểm dừng chân của hẻm vực Tu Sản Mã Pì Lèng tỉnh Hà Giang vừa được thông qua. Phương án xây dựng công trình này sẽ không phá vỡ hoàn toàn công trình Panorama. Thay vào đó sẽ cải tạo công trình này thành điểm dừng chân. Dự án cải tạo xây dựng công trình này mang tính khoa học và tuân thủ đúng các quy định của nhà nước. Và đáp ứng các yêu cầu về văn hóa cũng như đảm bảo an toàn ở điểm dừng chân. Để hiểu rõ hơn về phương án cải tạo này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Dự án điểm dừng chân hẻm vực Tu Sản Mã Pì Lèng

Ngày 12/3/2020, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị tư vấn để xin ý kiến tham gia của các chuyên gia. Các nhà quản lý, kiến trúc sư gồm: Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam. Cục Di sản – Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch. Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Đại học Kiến trúc Hà Nội. Hội di sản Văn hóa Việt Nam, Viện Kiến trúc quốc gia. Về phương án cải tạo công trình. Sau khi lấy ý kiến các chuyên gia, UBND tỉnh Hà Giang thống nhất quan điểm. Sẽ không phá dỡ toàn bộ công trình Panorama. Nhưng sẽ cải tạo thành điểm dừng chân, không có lưu trú.

Dự án điểm dừng chân hẻm vực Tu Sản Mã Pì Lèng
Dự án điểm dừng chân hẻm vực Tu Sản Mã Pì Lèng

Đại diện Sở Xây dựng Hà Giang cho biết: Phương án cải tạo dự án Điểm dừng chân hẻm vực Tu Sản Mã Pì Lèng đã được UBND tỉnh thông qua. Theo đó sẽ bỏ đi một tầng phía bê trên, một số sàn thì cắt bớt đi không để phòng nghỉ ở đó nữa, chỉ có cafe và chụp ảnh. Quan trọng là không cho lưu trú.

Tìm hiểu được biết, phương án cải tạo dự án Điểm dừng chân hẻm vực Tu Sản Mã Pì Lèng. Địa điểm xây dựng xóm Mã Pì Lèng, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang được thông qua như sau:

Khuôn viên công trình

Giảm chức năng lưu trú đến mức tối đa trên cơ sở hiện trạng. Cắt giảm theo tính toán các hệ mái đua ra để không chắn tầm nhìn từ cung đường Quốc lộ 4C từ cả hai hướng tiếp cận. Cải tạo hình khối, vật liệu, màu sắc và các chi tiết kiến trúc để công trình mang dấu ấn văn hóa truyền thống đặc trưng của địa phương, hài hòa cảnh quan tự nhiên. Cải tạo cảnh quan trong khuôn viên hài hòa kiến trúc công trình và cảnh quan tự nhiên xung quanh, tạo điểm nhấn bằng các loài cây, hoa đặc trưng của địa phương.

Giải pháp kiến trúc xây dựng

Giải pháp kiến trúc xây dựng
Giải pháp kiến trúc xây dựng điểm dừng chân

Đối với khối tiếp đón sát đường Quốc lộ 4C

– Có chức năng quản lý, đón tiếp, dịch vụ Cafe. Tổng diện tích: 183m2, tại các cốt cao độ 0.000, +2.500. Công tác cải tạo: Cắt khối tam giác nhô ra để lại hình khối vuông vức. Cải tạo mái bằng thành mái dốc 02 lớp, lợp ngói âm dương theo truyền thống nhà của người dân tộc H’mông. Tường ốp đá phiến, sân trước lát đá tự nhiên kết hợp trồng thảm cỏ, vườn hoa. Vật liệu xây dựng chính: bê tông cốt thép (BTCT), tường xây, đá hộc, đá phiến, gỗ, ngói âm dương.

Đối với khối công trình giật cấp men theo sườn đồi

– Có chức năng ngắm cảnh, dịch vụ Cafe, kho, vệ sinh. Tổng diện tích: 216m2, tại các cốt cao độ -2.500, -5.000, -7.500, -10.000. Công tác cải tạo: Đục bỏ theo thiết kế các mảng tường bao che. Để lại hệ khung BTCT và một số diện tường. Dỡ bỏ phần mái đua ra ở các cốt cao độ: 0.000, -2.500, -5.000. Riêng cao độ 0.000 chỉ tháo dỡ một nửa hệ mái để không gây đột biến cao độ giữa Khối đón tiếp và phần công trình còn lại. Các diện tường còn lại được ốp đá phiến, các sân ngắm cảnh được bao quanh bởi lan can xây tường ốp đá. Và lan can sắt theo thiết kế, sàn lát đá hoặc trải cỏ nhân tạo. Vật liệu xây dựng chính: BTCT, tường xây, đá hộc, đá phiến, gỗ, ngói âm dương.

Đối với sân vườn cảnh quan

– Có chức năng ngắm cảnh, sân vườn, đường dạo. Tổng diện tích: 301m2, tại các cốt cao độ +0.000, -2.500, -5.000, -7.500, -10.000. Công tác cải tạo: Tận dụng tối đa cảnh quan hiện trạng, kiến tạo hệ thống bậc cấp đồng thời là sân ngắm cảnh. Gác xà gỗ làm vườn treo, xây một số bức tường hồi chắn đất ở ranh giới, đầu tường có mái che theo thức kiến trúc nhà ở người H’mông. Vật liệu xây dựng chính: Tường xây, đá hộc, đá phiến, gỗ, ngói âm dương, cây, hoa tại địa phương.

Giải pháp kết cấu công trình xây dựng

Giải pháp kết cấu công trình xây dựng
Giải pháp kết cấu công trình xây dựng

Theo khảo sát hiện trạng, kết cấu công trình là dạng thức khung BTCT có móng ăn sâu xuống lớp đá gốc. Nằm bám theo sườn núi có độ dốc cao. Việc liên kết hệ khung kết cấu công trình với nền móng mỏm đá hiện nay rất chắc chắn. Công tác cải tạo phá dỡ chỉ nên hướng tới giảm tải. Phá dỡ tường và các phần phụ, đề xuất không phá dỡ hệ khung chính sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ công trình và tuổi thọ của mỏm đá. Phần đuôi của công trình ở cuối mỏm đá, là nơi có kết cấu nền đá bất ổn nhất. Đề xuất tháo dỡ tường, không đụng chạm đến hệ khung và phần tường tiếp giáp với mặt đất để đảm bảo an toàn tối đa nền móng khối đá gốc.

Có thể thấy, phương án cải tạo công trình Điểm dừng chân hẻm vực Tu Sản Mã Pì Lèng là có tính khoa học. Tuân thủ các quy định quốc gia, các quy định về di sản văn hóa. Có tính an toàn và thực tiễn. Công trình lựa chọn giải pháp cải tạo, đáp ứng những yêu cầu về hài hòa cảnh quan thiên nhiên. Cũng như phát huy được các giá trị đặc trưng của văn hóa địa phương.

Các phương án cải tạo dự án điểm dừng chân

Chủ đầu tư đưa ra 4 phương án, trong đó từ phương án 1 đến phương án 3. Có đưa ra giải pháp trồng cây xanh xung quanh. Cho cây xanh bò lên tường để che bớt công trình, hoà nhập với thiên nhiên. Tôi cho giải pháp đó hoàn toàn sai lầm, gượng ép, gò bó và giả tạo. Còn với phương án 4, tầng 1 sẽ chỉnh sửa. Đưa ngói âm dương của dân tộc Mông vào.

Bên cạnh đó, gia tăng thêm chất liệu ốp tường. Ốp cột bên ngoài cho gần gũi với thiên nhiên và văn hoá của người Mông. Đó là một xu hướng kiến trúc, nhưng tôi nghĩ không nhất thiết phải tạo kiến trúc với bề ngoài theo văn hoá của người Mông. Chúng ta vẫn có thể tạo ra một kiến trúc tương phản. Nhưng đường nét, không gian, tầm nhìn, công năng có thể hiện đại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *