Lật tẩy những chiêu trò làm giá của môi giới BĐS

Dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp đã gây tổn thất nặng nề về kinh tế. Nhưng trên thực tế đã có những môi giới bất động sản dựa vào nguyên nhân đã tung nhiều tin đồn thất thiệt về giá bán cắt lỗ của bất động sản. Liệu thực hư giá của bất động sản có giảm khi nền kinh tế gặp khó khăn bởi dịch bệnh? Bài viết sau đây sẽ đi bóc mẽ những mánh khóe chiêu trò của các môi giới bất động sản (BĐS) tung ra thị trường nhằm thu lời về cho mình. Mời các bạn cùng tìm hiểu cùng chúng tôi.

Môi giới BĐS đưa ra nhiều “mánh” kiếm tiền

Môi giới dùng cách thức “lướt sóng qua tay”

Do dịch Covid-19 kéo dài, thị trường bất động sản không còn là môi trường dễ kiếm ăn của môi giới như trước đây, do đó, có không ít môi giới để sống với nghề đã phải đưa ra nhiều “mánh” kiếm tiền. Không ít người dù dịch vẫn kiếm được chục triệu đồng trong vài tuần.

Theo môi giới Nguyễn Anh Toản, sàn bất động sản Nam Từ Liêm (Hà Nội) chia sẻ, hiện nay không ít môi giới vẫn dùng cách thức “lướt sóng qua tay” là mua từ chủ đất sau đó rao bán lại để ăn tiền chênh. Ví như, với mảnh đất nền mua khoảng 2,1 tỷ đồng, khoảng vài môi giới góp tiền mua lại và rao bán với giá tầm 2,175 – 2,2 tỷ đồng. Với đất nền, môi giới có thể ăn tiền chênh từ 50 – 100 triệu đồng/nền, với chung cư hoặc nhà đất, số tiền chênh có thể còn cao hơn.

Theo anh Toản, số tiền chênh sẽ càng lớn khi môi giới có thể mua được trực tiếp từ chủ đất muốn bán ra (hoặc cần tiền gấp), sau khi thương lượng có thể bớt được vài chục triệu đồng/nền, sau đó nhắm vào đối tượng khách hàng mua thực.

Môi giới BĐS đưa ra nhiều "mánh" kiếm tiền
Môi giới BĐS đưa ra nhiều “mánh” kiếm tiền

Dĩ nhiên, mức chênh này phải phù hợp với mức giá chung trên thị trường hiện tại, không thể quá cao vì đa phần khi mua được trực tiếp từ chủ đất thì giá đã mềm hơn giá chung. Nhưng dù chênh thế nào, môi giới vẫn có thể lãi vài chục đến vài trăm triệu.

Môi giới tung tin cắt lỗ để kích cầu

Đối với chuyện rao bán cắt lỗ rầm rộ vừa qua, anh Toản chia sẻ, thứ nhất đó là chiêu trò của nhân viên môi giới nhằm lấy thông tin hay kích cầu khách hàng.

Thứ hai, dù giá bán có thấp hơn thì con số lỗ mà người bán đưa ra vẫn là ảo. Cụ thể, lỗ ảo là con số chênh lệch về giá giữa lần mở bán đầu tiên với những lần sau của chủ đầu tư, nếu là người mua đầu tiên thì có thể lời đến 10- 15%. Vì vậy, nhà đầu tư chỉ cần bán rẻ hơn giá chủ đầu tư 5% là đã lời 5 – 10%. Như vậy, rao bán “cắt lỗ” 5% nhưng thật chất là không lỗ.

Cảnh báo bẫy đặt cọc nhà, đất giá rẻ mùa dịch

“Thoát hàng nhanh vì dịch”, “nợ ngân hàng buộc bán lỗ”… là những lời rao bán bất động sản (BĐS) nhằm thu hút người mua nhà để ở lẫn nhà đầu tư trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo người mua lẫn người bán cần cẩn trọng khi tiến hành giao dịch để tránh sập bẫy lừa đảo.

Người mua cần cảnh báo bẫy đặt cọc nhà, đất giá rẻ mùa dịch
Người mua cần cảnh báo bẫy đặt cọc nhà, đất giá rẻ mùa dịch

Lừa bán nhà, đất, nhận tiền đặt cọc rồi trốn mất tăm là cái bẫy mà nhiều người mua nhà dính phải. Khi người mua giao tiền cọc, theo hợp đồng thì sau 1-2 tháng sẽ ký kết hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, khi tới thời hạn, người bán viện đủ lý do không thể ra công chứng rồi bỏ trốn.

Cách để người mua biết được giá trị ban đầu BĐS

Theo đó, anh Toản cho rằng, để biết chính xác giá của căn hộ ban đầu. Cách đầu tiên và nhanh nhất, yêu cầu người bán cho xem phiếu tính giá của chủ đầu tư. Phiếu này bắt buộc phải có trong hợp đồng mua bán với chủ đầu tư, nên nếu họ là chủ căn hộ, chắc chắn họ sẽ có. Từ phiếu tính giá này, có thể biết giá bán căn hộ có chênh nhiều so với giá gốc ban đầu hay không.

Nếu căn hộ đã có sổ đỏ rồi, chủ căn hộ thường không còn lưu phiếu tính giá nữa. Lúc này, để xác định giá trị của căn hộ. Người mua cần tham khảo thêm ý kiến từ bạn bè, người thân. Thậm chí là các hội nhóm trên mạng xã hội. Hoặc tìm môi giới có kinh nghiệm và có tâm hỗ trợ.

Cách để người mua xác định đúng giá trị sản phẩm

Người mua cần nắm rõ các thông tin BĐS

Chia sẻ với phóng viên, chị Ngô Thùy Chi, sàn giao dịch Đất Việt mách nước để định giá chính xác của mảnh đất, ngôi nhà, căn hộ cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Quan trọng nhất là người mua phải nắm rõ các thông tin đã và đang giao dịch trong khu vực. Hoặc nhờ các đơn vị thẩm định giá chuyên nghiệp.

Song nếu giỏi tính toán và biết quan sát. Người mua cũng có thể mua được một bất động sản với giá hời. Ví như hai miếng đất kế bên có diện tích xấp xỉ đều bán được với giá 1,8 – 2 tỷ. Thì miếng đất của người định mua cũng có biên độ giá dao động trong khoảng này.

Bên cạnh đó, công thức tự ước tính giá trị công trình xây dựng dễ áp dụng. Ví dụ, một ngôi nhà 4 tầng tại Nam Từ Liêm, diện tích nhà 45m2, xây dựng năm 2008, thời hạn sử dụng của nhà là 50 năm, đơn giá xây dựng mới là 6 triệu/m2.

Cách để người mua xác định đúng giá trị sản phẩm
Cách để người mua xác định đúng giá trị sản phẩm

Đối với đất sẽ tính theo giá đất quy định trong bảng giá đất của TP Hà Nội. Áp dụng công thức để ước tính là: (Diện tích nhà x đơn giá xây dựng x giá trị căn nhà) + (Diện tích đất x giá đất). Như vậy, ước tính tổng giá trị nhà và đất mà người mua sẽ vào khoảng 2,8 tỷ đồng.

Cách tính khấu hao của căn hộ chung cư

Cũng theo chị Chi, có một quy tắc của chung các môi giới là với căn hộ chung cư. Đó là tỷ lệ mất giá sau 3 năm sử dụng sẽ là 20%. Các năm sau sẽ cộng dồn tỷ lệ khấu hao, tùy thuộc vào quy định của sàn.

Có nghĩa là người mua một căn hộ với giá 3 tỷ đồng. Trong vòng 3 năm, người mua muốn bán lại, môi giới sẽ trừ đi 20%, tức là 600 triệu đồng. Nếu sang năm thứ 4, người mua mới quyết định bán. Có thể tỷ lệ khấu trừ sẽ là 22 – 23%, tùy thỏa thuận.

Đặc biệt, với căn hộ, chưa có sổ hồng, mức khấu hao sẽ còn cao hơn nữa. Có trường hợp trên 30% và môi giới sẽ còn ép giá với người chủ. Như vậy, người mua có thể kiểm tra giá bán của các căn hộ xung quanh. Nếu mức chênh quá cao so với môi giới nói thì nên tránh mua.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *