Nhà bị nghiêng và cách sửa chữa hiệu quả dành cho bạn

Nhà bị nghiêng là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở một số ngôi nhà khu vực đô thị, nơi có mật độ xây nhà đông đúc. Nhà bị nghiêng là do ngôi nhà chuyển phương, do lún đất dẫn đến căn nhà không giữ vị trí thẳng đứng mà trở thành hướng nghiêng. Nhà bị nghiêng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là nghiêng do quá trình xây ban đầu không đảm bảo, cũng có nguyên nhân nhà nghiêng là do nhà bên cạnh. Và dù là nguyên nhân gì cũng cần có biện pháp sửa chữa nhà nghiêng kịp thời khi phát hiện để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra.

Khái niệm nhà bị nghiêng

Hiện tượng nhà bị nghiêng là do hiện tượng ngôi nhà chuyển phương; bị lệch do lún dẫn đến chuyển vị thẳng đứng trở thành chuyển vị nghiêng. Khác với nhà bị lún, nhà bị nghiêng rất nguy hiểm; do đó cần phải có những biện pháp khắc phục nhà bị nghiêng.

Khi ngôi nhà bị nghiêng quá mức cho phép có thể gây ra nứt nhà thì gây nguy hiểm phải cải tạo lại. Để tìm được cách xử lý nhà lún nghiêng; trước tiên bạn cần phải biết được nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Tìm hiểu về độ nghiêng của nhà ở

Phương pháp đo độ nghiêng

Cách đo độ nghiêng
Đo độ nghiêng nhà ở

Những công trình bị nghiêng, không còn là chiều thẳng đứng ban đầu khi bị lún không đồng đều. Để xác định độ nghiêng của công trình sẽ sử dụng các biện pháp đơn giản như: Phương pháp thả dọi, chiếu đứng, đo góc, tọa độ.

Tiêu chuẩn cho phép của độ nghiêng

Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9400:2012 quy định độ nghiêng; độ lún tối đa của công trình là từ 8-30cm. Trong đó công trình dân dụng là 8cm; công trình công nghiệp là 20cm. Nhà bị nghiêng 5cm thì vẫn nằm trong giới hạn chưa cần phải cải tạo.

Nhà bị nghiêng là do nguyên nhân gì?

Do nền đất yếu dẫn đến nghiêng nhà

Đã có nhiều trường hợp nhà mới xây bị nghiêng ngay trong thời gian đầu sử dụng. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do đất nền quá yếu; cách xử lý móng không đảm bảo, cấu tạo địa chất không ổn định. Nếu thi công, xây dựng nhà ở trên đất nền yếu; nếu không có biện pháp móng hợp lý thì sẽ ảnh hưởng tới kết cấu của ngôi nhà sau này.

Những vùng đất yếu thường nằm gần các con sông, rạch; vùng trũng có lớp bùn dày từ vài mét đến hàng chục mét, có khi dài cả trăm mét.

Do quá trình đào móng của nhà bên cạnh làm nhà bị nghiêng

Đây cũng là nguyên nhân khá hay gặp phải, nhất là đối với những công trình nhà phố được xây dựng san sát và dày đặc như hiện nay. Nhìn chung các công trình bị nghiêng lún đều liên quan tới kết cấu tổng thể về đất nền. Với những công trình nhà ở có khả năng chịu biến dạng kết cấu công trình kém sẽ bị lún nghiêm nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp nhà bên cạnh phá hủy đào móng xây nhà mới, ngôi nhà bên cạnh cũng có thể bị ảnh hưởng theo.

Quá trình cải tạo nâng tầng dẫn đến nhà bị nghiêng

Nhà bị nghiêng do cải tạo nâng tầng
Do cải tạo nâng tầng

Đây là nguyên nhân thường gặp ở những ngôi nhà cũ; nền móng và kết cấu công trình không còn được ổn định, muốn cải tạo và nâng thêm tầng mới.

Trong những trường hợp này tốt nhất là không nên xây thêm tầng. Trong trường hợp với nhà đã thi công xong nên chuyển đồ đạc nặng; lớn xuống tầng trệt. Sau đó dùng các biện pháp kỹ thuật để lấy lại độ thẳng ban đầu. Trong đó phải bắt đầu từ thao tác gia cố lại phần móng nền đạt đủ độ vững chắc; để đáp ứng việc nâng tầng.

Biện pháp sửa chữa nhà bị nghiêng

Hiện nay có nhiều cách xử lý chống lún nghiêng nhà; tùy vào từng nguyên nhân gây nên nhà bị nghiêng mà sẽ có cách xử lý thích hợp. Dưới đây là những cách khắc phục hiệu quả nhất. Thuê đơn vị tư vấn thiết kế có kinh nghiệm để thiết kế biện pháp thi công nền móng phù hợp với hiện trạng của khu đất.

Những công trình đang trong quá trình thi công phải thường xuyên theo dõi tiến độ và chất lượng gia cố móng, để tránh trường hợp làm ẩu, cắt xén nguyên liệu. Kiểm tra kết cấu móng xem nó là móng nông hay móng sâu.

Nếu công trình đang thi công mà có hiện tượng như thế thì tốt nhất là xử lý chống lún không cho nghiêng nữa. Cần phải có biện pháp chống thành vách bằng cừ thép hoặc cừ bê tông đối với trường hợp thi công sát nhà bên có trọng tải lớn tác động lên đất cũng như khi công trình làm hố móng sâu hơn đáy móng nhà bên.

Sử dụng các biện pháp đơn giản và dễ thi công cho tường vây như: Móng cọc nhồi tạo lỗ kiểu xoay hoặc tường neo đất. Khi công trình liền kề có nguy cơ sắp đổ trong quá trình thi công; nhà thầu thi công cần kịp thời thông qua chủ đầu tư; phối hợp với chủ sở hữu công trình hiện hữu, đưa ra các giải pháp hợp lý mà các bên chấp nhận được.

Chi phí sửa chữa nhà nghiêng

Chi phí sửa chữa nhà nghiêng
Chi phí sửa chữa nhà nghiêng

Trung bình, cách xử lý nhà bị nghiêng các bằng công nghệ này sẽ mất thời gian là 70 ngày; với đầy đủ các bước. Chi phí xử lý thường tốn 10 – 30% kinh phí so với việc tháo dỡ và xây mới. Việc thi công không nhất thiết cần đến mặt bằng nên không cần giải tỏa các công trình lân cận. Khác với công nghệ cắt móng; công nghệ này dẫn đến việc có thể di dời công trình mà cần cắt móng ở cả những vùng đất yếu.

Một số biện pháp phòng tránh nhà bị nghiêng

– Khảo sát địa chất kỹ lưỡng những vùng đất yếu và đề ra phương án móng hợp lý.

– Nên thuê các đơn vị thiết kế nhà uy tín; để họ tính toán kết cấu công trình phù hợp với tải trọng.

– Có thể cân nhắc giữa việc sử dụng cách xử lý nhà bị nghiêng như trên và xây lại nhà mới.

– Khi cải tạo nâng tầng phải chú ý đến kết cấu nhà có phù hợp để chịu thêm tải trọng hay không. Nếu không phù hợp; phải gia cố lại móng và các chi tiết kết cấu khác để tăng sức chịu tải công trình.

Những ngôi nhà cao tầng bị nghiêng ngày nay không còn xa lạ gì và cũng đã có rất nhiều các đơn vị sử dụng công nghệ mới để phục vụ thi công sửa chữa; khắc phục hiện tượng này. Mặc dù có thể xuất phát do cả nguyên nhân khác quan; nhưng chủ yếu là do biện pháp móng nên cách xử lý nhà bị nghiêng cũng cần gia cố lại móng để tránh sự “tái phát”.

Trên đây là nội dung bài viết về cách xử lý nhà nghiêng. Hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề này để tránh được rủi ro không đáng có.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *