Đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp khiến cho thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng nhiều tháng qua. Nhà đầu tư cá nhân hay doanh nghiệp cũng đang lao đao trước những khó khăn này. Các doanh nghiệp đang tìm cách xin nhà nước hỗ trợ về các vướng mắc bất cập từ thủ tục hành chính. Còn nhà đầu tư riêng lẻ thì đang đối đầu với lãi suất cho vay của ngân hàng. Ngoài ra còn có thông tin nóng hổi về việc tách thửa tại Bình Thuận. Sau đây mời các bạn cùng chúng tôi tham khảo những thông tin đáng chú ý nhất về thị trường bất động sản gần đây.
Mục lục
Doanh nghiệp khó khăn chồng chất
Chia sẻ tại tọa đàm “Khó khăn của các dự án BĐS khi thị trường không thể giao dịch và vai trò của sàn giao dịch, môi giới BĐS trong bối cảnh dịch COVID-19″ ngày 20/8, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Công ty CP BĐS Đại Phúc Land cho biết, thị trường BĐS đang đối mặt với hàng loạt thách thức, khó khăn chưa từng có do dịch bệnh gây ra. Giãn cách xã hội kéo dài tại nhiều tỉnh thành. Đặc biệt là TP Hồ Chí Minh đã bước sang tháng thứ 3. Việc này khiến hầu hết doanh nghiệp BĐS buộc phải đóng cửa. Chuyển sang chế độ làm việc tại nhà hoặc tạm dừng hoạt động.
Nhà đầu tư vẫn có sự quan tâm BĐS. Nhưng tỷ lệ quan tâm giảm xuống do tâm lý chờ đợi. Cũng như thận trọng chờ tâm dịch qua đi. Ngoài yếu tố an toàn về sức khỏe, tình hình khó khăn chung của các doanh nghiệp là về dòng tiền. Cũng như công ăn việc làm và thu nhập. Nó đã ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trong giai đoạn hiện nay.
Doanh nghiệp bất động sản tìm cách tháo gỡ khó khăn
Kẹt tiền, kẹt vốn, bị mất thanh khoản là rủi ro của các DN. Đây cũng là nguy cơ lớn nhất của mọi DN phải đương đầu. Mặc dù có thể vẫn còn tài sản nhưng do chưa bán được dẫn đến thiếu dòng tiền. Nên DN có thể bị “chết trên đống tài sản” của chính mình.
Theo đó, để tăng sức chống chịu và vượt qua khó khăn. Các DN bất động sản không xin nhà nước hỗ trợ bằng tiền. Thay vào đó chỉ xin hỗ trợ tháo gỡ các vướng mắc, bất cập về cơ chế chính sách. Cũng như về quy trình thủ tục hành chính. Việc tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ kịp thời cho DN bất động sản trong khuôn khổ chính sách, pháp luật sẽ giúp thị trường sớm phục hồi. Từ đó lấy lại nhịp tăng trưởng góp cho ngân sách lớn hơn, ổn định hơn.
Nhà đầu tư cần nghiên cứu khi đầu tư
Sau những đợt sốt, mặt bằng giá bất động sản ở một số nơi đã bị đẩy lên rất cao. Việc này đi ngược với quy luật về giá cả của thị trường. Do vậy, nếu không nghiên cứu kỹ, khả năng mất thanh khoản và chôn vốn là rất lớn.
Thị trường bất động sản đang gánh chịu những tác động tiêu cực nặng nề bởi đại dịch. Mặc dù vậy, bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn. Trong mắt nhiều người, phân khúc đất nền vẫn luôn là điểm sáng và được đánh giá là “ăn chắc” trong thời điểm hiện nay.
Chính sách tách thửa ở Bình Thuận
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Quyết định số 21/2021/QĐ-UBND về điều kiện tách thửa, điều hiện hợp thửa và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại nông thôn là 60m2. Chiều rộng tối thiểu 4m, chiều dài tối thiểu 8m. Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại đô thị là 40m2. Cũng với chiều rộng tối thiểu 4m, chiều dài tối thiểu 5m. Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở có vườn, ao được xác định. Cũng như thực hiện theo diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại nông thôn, đô thị ở trên.
Nhiều nhà đầu tư bất động sản ôm “trái đắng”
Trót vay tiền ngân hàng đầu tư lô đất dự án 100m2, giờ đây thị trường “đóng băng”, chị Hạnh hoang mang không biết nên chấp nhận bán lỗ hay tiếp tục trả lãi ngân hàng.
Có trong tay 900 triệu đồng gửi tiết kiệm, đã không ít lần chị Trương Thị Hạnh (Thanh Xuân, Hà Nội) phân vân có nên bỏ tiền vào bất động sản hay không. Thời điểm cuối tháng 3 năm 2021, chứng kiến bạn bè đầu tư lướt sóng thu về hàng trăm triệu tiền lời, chị Hạnh tìm hiểu và quyết định “xuống” tiền vào lô đất dự án ở Vĩnh Phúc với mức giá 1,5 tỷ đồng. Với số tiền trên chị Hạnh phải vay ngân hàng thêm 600 triệu đồng. Ban đầu, chị nghĩ sẽ lướt sóng trong khoảng 1 tháng nhưng do tình hình dịch bệnh, đến nay, mảnh đất đó trong tình trạng đóng băng.