Một khu vườn hoàn hảo khi có sự kết hợp của kiến trúc cổng, tiểu cảnh và hòn non bộ. Những yếu tố dù nhỏ cũng góp phần đem đến nguồn năng lượng tích cực. Do đó, cần phải bố trí, xây dựng khu vực sân vườn vừa đẹp và hợp phong thủy. Trong chuyên mục phong thủy sân vườn hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách thức xây dựng sân vườn sao cho hợp phong thủy nhất. Mang lại sự may mắn, tài vận và hạnh phúc cho cả gia đình.
Mục lục
Xây dựng cổng rào phong thủy
Khi thiết kế cổng rào cách chọn phương vị cho cổng cũng tương tự như chọn vị hướng cho nhà. Gia chủ nên mở cổng thuận theo cung mệnh.
Chẳng hạn như gia chủ thuộc Tây Tứ Mệnh thì mở cổng theo 4 hướng Tây; Tây Nam; Tây Bắc; Đông Bắc. Gia chủ thuộc Đông Tứ Mệnh thì mở cổng theo các hướng Bắc, Đông, Nam và Đông Nam.
Vị trí mở cửa cổng giống như cửa chính. Tức là nhìn từ bên trong khu đất ra nên tránh bố trí thẳng với ngã ba hay thẳng với cửa chính. Cổng nên có kích thước cân xứng với ngôi nhà và mở hướng vào trong để tạo sự hiếu khách.
– Cổng cho gia chủ thuộc mệnh Thổ nên có hình dáng vuông vức. Tường rào xây gạch đá, theo gam màu vàng, nâu.
– Gia chủ mệnh Kim nên làm cổng hình mái vòm, màu trắng, bạc, xám ghi, vật liệu nên thiên về kim loại
– Gia chủ mệnh Thủy thì sử dụng vật liệu màu chủ yếu sẽ là xanh biển và màu đen, hoa văn uốn lượn mềm mại.
– Những loại cửa cổng làm từ gỗ, màu xanh lá cây với nhiều thanh song song sẽ rất phù hợp với gia chủ thuộc mệnh Mộc.
– Cổng có nhiều thanh nhọn, vát chéo và sơn gam màu đỏ, nâu sẽ phù hợp với gia chủ mệnh Hỏa.
Tường rào hài hòa với kiến trúc ngôi nhà
Theo quan niệm của phong thủy, tường rào không nên quá cao so với nhà. Vì đó là điềm không may, mang đến sự nghèo khó chủ nhà. Lời khuyên là không nên xây tường thấp quá 1,5m hoặc cao hơn quá nhiều.
Tường rào không nên xây quá gần nhà. Vì sẽ tạo cảm giác bức bối, vướng víu, hạn chế khả năng hứng ánh sáng và thông gió.
Theo quan niệm phong thủy, tường rào không đơn thuần chỉ là yếu tố giúp tụ khí cho ngôi nhà. Mà còn được xem là bức màn chắn giúp ngăn cản mọi tác động xấu từ bên ngoài như:
– Năng lượng khí
– Tiếng ồn, gió
– Bụi bặm
Khi bức màn chắn này thiếu hoàn thiện, sẽ rất khó bảo vệ ngôi nhà của bạn. Chính vì vậy, việc thiết kế hợp phong thủy là điều vô cùng quan trọng. Nếu phạm phải những điều cấm kỵ việc tụ khí cho nhà ở đâu chưa thấy. Đã thấy sát khí, tử khí và những điều không may mắn ập đến. Thế nên người xưa mới có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là vậy.
Thiết kế lối đi trong sân vườn phù hợp
Nên thiết kế lối đi theo dạng uốn khúc và trồng hoa theo 2 lối đi. Thiết kế này vừa làm đẹp cho khu vườn. Vừa tạo ra dương khí, đem đến vận may cho gia đình. Tránh chọn những vật có bề mặt không bằng phẳng. Những lối đi nên được lát theo nhiều kiểu khác nhau: thẳng, liên tục hay gợn sóng…
Tùy vào sở thích của gia chủ, phong cách chung của ngôi nhà, sân vườn để chọn chất liệu lát lối đi cho phù hợp. Có rất nhiều nguyên liệu để bạn lựa chọn.
Đá hoặc gạch: đây là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam và giá thành của chúng cũng phải chăng. Đặc điểm của chất liệu này là tính bền vững, dễ thi công, ít tốn công duy trì.
Sỏi: giúp sân vườn của bạn gần gũi với thiên nhiên hơn cả. Bạn có thể sử dụng sỏi nhiều màu sắc hoặc đá vụn để thay thế.
Các vật trang trí hài hòa với tổng thể khu vực
Đặt những biểu tượng mang tính thọ cao như sếu, hươu hay rùa trong vườn để đem đến sự trường thọ và sức khỏe cho gia đình.
Với những hành lang lộ thiên nên trang trí thêm giàn dây leo và treo những giỏ hoa để đem lại nguyên khí. Nếu hành lang nằm phía sau nhà, hãy thiết kế một hòn non bộ nhỏ mô phỏng ngọn núi được thần rùa che chở. Đặt những bình gốm lớn với các biểu tượng của sự may mắn để thu hút vượng khí.
Đối với khu vườn trang trí bằng đá chỉ nên chọn những hòn đá tròn, không gây nguy hiểm. Không nên đặt những tảng đá quá to gần ngôi nhà vì sẽ không đem lại may mắn cho gia đình.
Phân biệt Ngũ hành trong phong thủy sân vườn
Sân vườn bao gồm tất cả các hành trong phong thuỷ. Cụ thể, sân vườn phải bố trí nhiều cây cối nên đương nhiên sẽ thuộc hành Mộc. Nhưng do màu sắc và hình dáng khác nhau, chúng sẽ có thể mang thêm nhiều hành khác, vì thế cần phân biệt và phối hợp tốt các hành với nhau.
Ví dụ, những loài cây có lá nhọn và màu đỏ đều thuộc hành Hỏa và làm điểm nhấn nổi bật, tạo sự thu hút và ấm áp, tăng dương tính cho khoảng sân đó. Đồng thời tạo một số vùng nền để hành Hỏa nổi bật như bố trí mảng tường đá trắng hoặc vàng (Kim, Thổ), kết hợp mặt nước (Thủy) để giảm bớt tính Hỏa
Ngoài ra, các chất liệu xây dựng và bề mặt sân vườn như sỏi cuội, đá, tấm đan bê tông, gạch lát đều thuộc về hành Thổ và cần đảm bảo tính chân thực của vật liệu để hành Thổ có thể phát huy tác dụng trung hòa trường Khí cho khoảng sân đó.
Thác nước, hồ nước trong vườn thuộc hành Thuỷ – một yếu tố gắn liền với cây xanh do Thủy sinh Mộc. Hơn nữa nếu xét về màu sắc, những mảng cây hoặc đá có màu xanh biển, đen, vật dụng gỗ hoặc gốm sơn đen đều rất dễ dàng bố trí xen lẫn trong vườn và tạo nên yếu tố Thủy. Dùng Thủy đi đôi với Mộc sẽ giúp khoảng sân hài hòa và phát huy tốt vai trò hỗ trợ, nuôi dưỡng sinh Khí của toàn bộ ngôi nhà.