Giá bán căn hộ tại TP Hồ Chí Minh tăng giữa đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 xảy ra hết sức phức tạp tại thành phố Hồ Chí Minh khiến nhiều nhà đầu tư đang chờ đợi một mức giá giảm sâu từ thị trường bất động sản. Thế nhưng điều này đã không xảy ra khi mà thực tế cho thấy giá bán các căn hộ tại TP Hồ Chí Minh đang tăng lên cao. Vậy lý do gì mà khi nền kinh tế gặp khó khăn mà giá bất động sản lại không giảm? Sau đây mời các bạn cùng chúng tôi đi tìm hiểu những vấn đề liên quan đến việc đẩy giá căn hộ lên cao qua bài viết dưới đây.

Giá căn hộ chung cư tăng cao

Căn hộ bán mùa dịch đội giá 12-14%. Thậm chí lập kỷ lục do chi phí phát triển dự án tăng. Cũng như quỹ đất và nguồn cung hạn chế. Giữa đợt dịch bùng phát lần thứ tư, giá chào bán căn hộ trên thị trường sơ cấp (chủ đầu tư chào bán lần đầu) tại TP HCM vẫn tiếp tục chu kỳ tăng nhanh. Thị trường ghi nhận nhiều dự án tăng giá trong quý II. Kể cả phân khúc nhà cao cấp, trung cấp lẫn bình dân.

Trong đợt dịch diễn biến phức tạp này, thị trường ghi nhận một dự án hạng B (trung cấp) tăng giá 14% so với đợt mở bán đầu năm. Lập vùng giá 3.200 USD một m2. Một dự án hạng C (bình dân) tăng giá 12% so với quý trước, đạt 1.800 USD một m2.

Trong khi đó, báo cáo của Bộ Xây dựng ghi nhận loạt dự án hạng A (cao cấp) và hạng sang tại TP HCM trong quý II cũng thiết lập mặt bằng giá kỷ lục. Điển hình là dự án One Central Saigon tọa lạc ngay lõi trung tâm quận 1 có mức giá bán dự kiến khoảng 650-800 triệu đồng một m2. Đây là mức giá cao nhất lịch sử thị trường bất động sản.

Giá bán căn hộ tại TP Hồ Chí Minh tăng cao
Giá bán căn hộ tại TP Hồ Chí Minh tăng cao

Ngoài ra, loạt dự án The River Thủ Thêm, Venicia tại TP Thủ Đức và Spirit Of Saigon (quận 1) lần lượt ghi nhận mức giá bán 110-150-400 triệu đồng một m2.

Nguyên nhân khiến giá bán căn hộ tăng nhanh.

Bà Giang Huỳnh, Quản lý cấp cao bộ phận Nghiên cứu Savills TP HCM xác nhận có khoảng 40% số lượng dự án sơ cấp có giá bán leo thang. Số lượng nguồn cung tăng giá khá nhỏ so với tổng nguồn cung. Bà cho rằng có ít nhất 3 nhóm nguyên nhân làm căn hộ tăng trong đợt dịch thứ 4:

Thứ nhất, việc các dự án sơ cấp có giá bán cao hơn trước. Phần lớn đến từ chi phí phát triển dự án có xu hướng tăng dần theo thời gian.

Thứ hai, quỹ đất phát triển nhà ở hạn chế. Mặt khác chi phí đất tăng cao, lãi vay, thời gian cấp phép dự án kéo dài. Từ đó dẫn đến chi phí đầu vào và phát triển dự án của doanh nghiệp càng tăng.

Thứ ba, việc thiếu vắng nguồn cung nhà ở mới khiến các dự án đang chào bán có lợi thế cạnh tranh cũng thúc đẩy sự tăng giá cục bộ. Đây là tác động của yếu tố nguồn cung bị thu hẹp do dịch bệnh kéo dài. Tuy nhiên chưa phản ánh đúng mức về diễn biến cung cầu trên thị trường nhà ở.

Giá bán cao nhưng tỷ lệ giao dịch BĐS thấp

Quản lý cấp cao Savills cũng cảnh báo thêm, dù giá chào bán căn hộ tăng lên nhưng tỷ lệ hấp thụ nhà ở tại thị trường TP HCM ghi nhận trong kỳ ở mức rất thấp. Nó chỉ đạt 35% do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư.

Giá bán cao nhưng tỷ lệ giao dịch trên thị trường BĐS thấp
Giá bán cao nhưng tỷ lệ giao dịch trên thị trường BĐS thấp

Diễn biến này cho thấy, áp lực về nguồn cầu tại thời điểm hiện tại khá lớn. “Nếu tình hình dịch bệnh không sớm được kiểm soát, tình hình cung cầu của thị trường sẽ tiếp tục gặp nhiều áp lực trong thời gian tới”, bà Giang Huỳnh dự báo.

Sau dịch giá nhà đất cũng khó giảm

Đánh giá của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VaRS) dịch COVID-19 các lần trước thời gian ngắn, sau giãn cách thị trường hồi phục khá nhanh. Đợt dịch lần thứ 4 này dịch kéo dài và trên diện rộng. Các hoạt động kinh tế phải dừng hết nên ảnh hưởng đến bất động sản nghiêm trọng.

Trong đợt dịch lần này gần như 100% các sàn giao dịch bất động sản đóng cửa. Đặc biệt là TP Hồ Chí Minh trong những tháng qua phải đóng cửa chống dịch. Sau đó, không chỉ có TP Hồ Chí Minh các thị trường lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang… các sàn giao dịch bất động sản đều phải đóng cửa. Còn các tỉnh không bị dịch COVID-19 thì thị trường bất động sản yếu, quy mô nhỏ.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, nếu quý 3 năm nay khống chế được dịch bệnh thì đến quý 4 thị trường bất động sản có phục hồi dần dần. Tuy nhiên nó ở mức không nhiều khoảng 20 – 30%.

Dù dịch bệnh và không có giao dịch nhưng giá nhà, đất không giảm. Khi thị trường đang hình thành một mặt bằng giá mới với các dự án BĐS đủ pháp lý. Giá tại một số dự án tăng lên 15-20% trong thời gian ngắn là cao. Tuy nhiên khả năng tiêu thụ sản phẩm của các dự này không tốt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *