Kinh nghiệm sửa chữa cho các loại nhà bạn cần biết

Nhu cầu con người ngày càng tăng theo sự phát triển của cuộc sống. Do đó, nhiều người có ý định sửa sang lại căn nhà để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Việc nâng cấp, sữa chữa nhà là đơn giản đối với những người có kinh nghiệm nhưng ngược lại, nó rất khó đối với người không có kiến thức. Mỗi căn nhà có một cách sửa chữa riêng và không giống nhau. Để có kinh nghiệm sửa chữa nhà tốt nhất, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những bí quyết, những kinh nghiệm sau.

Kinh nghiệm sửa chữa nhà cấp 4

Nếu kết cấu nhà (nền móng, tường) vẫn còn còn tốt; không quá xuống cấp thì chỉ nên lấy điểm mốc là các cột để phân chia lại cho hợp lý. Nếu muốn làm thêm cửa; cửa sổ thì bạn nên tránh chọn những vị trí có có hệ thống điện; nước. Nếu muốn sơn lại tường nhà thì cần cạo hết những phần sơn cũ bong tróc; bị ẩm mốc rồi mới có thể sơn như bình thường.

Nếu bạn muốn tăng thêm diện tích sử dụng thì có thể chọn phương án sửa chữa nhà cấp 4 hoặc nâng tầng. Tuy nhiên hai phương án này cần phải khảo sát phần nền móng cũ. Nếu không đủ chắc chắn thì bắt buộc phải có thực hiện gia cố.

Kinh nghiệm sửa chữa nhà ống

Kinh nghiệm sửa chữa nhà ống
Kinh nghiệm sửa chữa nhà ống

Nhà ống là loại hình nhà rất phổ biến; đặc biệt là tại các thành phố lớn. Với loại hình nhà này người ta thường thực hiện cải tạo mặt tiền; cầu thang hoặc nâng tầng. Nếu muốn làm mới ngôi nhà ống của bạn bạn nên lát nền gạch mới; sơn tường, thay đổi phào chỉ. Nếu tài chính không phải là vấn đề đối với gia đình bạn thì nên nâng cấp nhà ống thành biệt thự để có một không gian sống rộng rãi, cuốn hút hơn.

Kinh nghiệm sửa chữa nhà tầng hai mái

Nhà hai tầng mái thái rất phổ biến ở cả vùng thành thị lẫn nông thôn. Bởi tính thẩm mỹ cao; chi phí xây dựng lại phù hợp với đa số gia đình tại Việt Nam. Nếu bạn muốn nâng cấp không gian sống thì nên tiến hành róc tường vữa, trét bột sơn, lát nền nhà, làm lại trần để giúp nhà 2 tầng mái thái thêm đẹp hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể cải tạo nhà 2 tầng thành 3 tầng mái thái, làm thêm phòng để tăng diện tích sử dụng. Nhưng với phương án này thì nền đất và nền, móng, cột phải đảm bảo chịu được lực để có thể nâng đỡ được ngôi nhà.

Kinh nghiệm sửa chữa căn hộ chung cư

Kinh nghiệm sửa chữa căn hộ chung cư
Kinh nghiệm sửa chữa căn hộ chung cư

Căn hộ chung cư là loại hình nhà rất được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên vì kết cấu khép kín, đặc thù nên mô hình này khá khó để cải tạo. Hơn nữa không phải muốn là có thể nâng cấp, tu sửa được mà phải có được sự chấp nhận của những bên liên quan.

Thạch cao chính là chất liệu rất phù hợp để cải tạo nhà chung cư. Với ưu điểm nhẹ, bền, dễ thi công, lắp đặt, những bức vách, trần thạch cao giúp cho không gian sống thêm phần hiện đại, sáng và thoáng hơn, lại rất thích hợp cho những căn hộ có diện tích khiêm tốn.

Nếu căn hộ của bạn được lát gạch men thì có thể cân nhắc chuyển đổi sang sàn gỗ để mang đến hiệu ứng thẩm mỹ tốt hơn. Hiện nay sàn gỗ công nghiệp có nhiều mẫu mã đẹp, giá cả cũng rất hợp lý. Nếu có điều kiện hơn thì bạn có thể chọn sàn gỗ tự nhiên, tuy mức giá cao hơn khá nhiều nhưng độ bền, tính thẩm mỹ sẽ cao hơn so với sàn gỗ công nghiệp.

Ngoài ra bạn cũng nên cú ý đến nội thất. Nội thất nhà chung cư sẽ có nhiều điểm khác biệt so với các loại hình nhà khác. Nên ưu tiên cho những món đồ nội thất thông minh; có kích thước nhỏ gọn để không gian thêm phần thông thoáng, tiện nghi hơn.

Xác định rõ kế hoạch

Bạn cần lên một kế hoạch cụ thể về việc sửa chữa nhà ở để xác định được bạn nên sử dụng loại hình cải tạo; làm mới nhà nào, trong kế hoạch cần phải thể hiện rõ những vấn đề sau:

Số lượng, vị trí, khu vực cần sửa chữa: Bạn cần xác định mình nên sữa chữa ở những khu vực nào; phòng nào, bao nhiêu phòng để có thể có kế hoạch thiết kế và dự trù ngân sách chính xác.

Mục đích sử dụng sau khi cải tạo: Việc xác định mục đích sử dụng sau cải tạo là điều rất quan trọng; ảnh hưởng đến thiết kế cải tạo và ngân sách cho từng phần. Nếu mục đích cải tạo của bạn là nới rộng phòng khách hay phòng bếp để có không gian sinh hoạt chung thì bạn phải thu hẹp những không gian khác; hay mục đích sửa chữa nhà của bạn là để bán lại hay cho thuê thì bạn sẽ hướng đến việc tiết kiệm chi phí trong sửa chữa; so sánh chi phí sửa chữa với lợi nhuận mang lại khi bán hay cho thuê.

Nên lựa chọn đơn vị thi công

Dù bạn muốn sửa chữa; cải tạo công trình nào thì việc lựa chọn nhà thầu cũng rất quan trọng. Bởi những đơn vị uy tín sẽ giúp đưa ra những tư vấn thiết kế hợp lý nhất với hiện trạng căn nhà và tình hình tài chính của chủ nhà. Và để tím được một đơn vị thực sự chất lượng; bạn cần chú ý đến những yếu tố sau đây:

Nhà thầu có tên tuổi: Những nhà thầu có tên tuổi thường có nhiều năm hoạt động trên thị trường, chuyên sâu về lĩnh vực sửa chữa xây dựng. Hơn nữa cũng phải có website; thông tin rõ ràng trên mạng.

Có kinh nghiệm lâu năm: Công ty có nhiều kinh nghiệm thường đã thực hiện nhiều hạng mục, công trình. Do đó có những phương án xử lý những rắc rối; rủi ro xảy ra trong lúc thi công.

Đội ngũ chuyên nghiệp: Thứ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình; thời gian thi công chính là tay nghề của thợ. Để đánh giá được điều này thì bạn cần căn cứ vào những công trình đã hoàn thiện của nhà thầu.

Có chế độ bảo hành: Chế độ bảo hành gần như là thước đo cho chất lượng công trình. Vì thế một công ty sửa chữa cung cấp bảo hành dài hạn cũng phần nào chứng minh được uy tín của họ.

Giá cả phải chăng: Bạn cần cẩn thận với những nhà thầu cung cấp mức giá quá rẻ bởi chúng luôn có rủi ro. Vì vậy bạn nên chọn những nhà thầu có mức giá phải chăng; hợp lý so với mức giá của thị trường.
kinh nghiệm sửa chữa nhà.

Xin giấy phép xây dựng

Xin giấy phép xây dựng
Xin giấy phép xây dựng

Trong sửa chữa nhà ở; thì không phải trường hợp sửa chữa nào cũng phải xin giấy phép xây dựng. Theo quy định của pháp luật thì; nếu việc cải tạo xây dựng lại làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng hoặc làm ảnh hưởng tới môi trường; an toàn công trình thì gia đình bạn phải xin cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo.

Đảm bảo an toàn, vệ sinh

Xây nhà và sửa nhà là những công việc nguy hiểm và có thể gặp những rủi ro không đáng có trong quá trình tu sửa. Chính vì vậy mà bạn nên đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong quá trình sửa nhà cho cả gia đình và người tu sửa. Luôn đảm bảo vệ sinh trong quá trình thi công đặc biệt là che chắn nội thất trong nhà tránh bụi bẩn trong thi công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *