Hàng rào là một phần xác định lãnh thổ một ngôi nhà, bao quanh sân vườn và bảo vệ cho cả ngôi nhà. Khi thiết kế và xây dựng hàng rào yếu tố vững chắc cần thuận theo nguyên tắc phong thủy. Theo quan niệm của người Việt xưa, hàng rào là nơi đón/chặn cát khí vào nhà. Do đó, bạn không nên xây tường rào quá cao. Vì như thế sẽ chắn hết sinh khí. Ngoài ra nên xây hàng rào có dạng hình vuông, hình chữ nhật là tốt nhất… Cùng chúng tôi tham khảo các nguyên tắc phong thủy khi xây hàng rào trong bài viết sau nhé.
Mục lục
Cần thiết phải xây hàng rào cho ngôi nhà
Phong thủy nhà ở từ xưa đã rất xem trọng bố cục tàng phong tụ khí của ngôi nhà. Để đem đến may mắn và thịnh vượng. Trong kiến trúc hiện đại ngày nay, tường rào chính là yếu tố phong thủy xây dựng tất yếu. Mà mọi căn nhà nên có. Nếu nhà bạn may mắn ở địa thế “có núi tựa lưng, có vật cản sát khí” thì tường rào lại càng hỗ trợ vận khí tốt hơn.
Nên đặt cổng hàng rào lệnh hướng với cửa chính
Sát khí từ bên ngoài đa phần xông vào nhà qua cửa chính. Nếu trước sân có hàng rào, sát khí sẽ bị chặn lại và phân tán, ít gây hại cho ngôi nhà. Khi làm cổng hàng rào, bạn không nên đặt song song với cửa chính. Hai vị trí này tốt nhất nên lệch nhau để sát khí không thể trực tiếp xông thẳng vào cửa chính. Thậm chí bị đứt gãy hoặc biến hóa thành cát khí mang đến hưng vượng cho ngôi nhà.
Không xây tường rào quá cao
Hàng rào bao quanh vườn nhà xây cao có thể cản gió, cản sát khí tốt hơn. Nhưng đồng thời cũng cản trở sự lưu thông không khí. Nếu hàng rào cao hơn cửa chính, trường khí tốt sẽ bị cản trở. Không thể đi vào nhà trong khi khí xấu khó bị đào thải ra ngoài. Hàng rào quá cao, mất cân đối với ngôi nhà sẽ khiến trường khí bên trong bị ngăn cách với trường khí tự nhiên bên ngoài. Làm tụ nhiều khí chết trong nhà.
Độ cao thích hợp của hàng rào phụ thuộc vào độ rộng của sân, vườn. Tuy nhiên, tốt nhất hàng rào vẫn không nên cao vượt quá độ cao của cửa chính.
Hàng rào hình vuông hoặc chữ nhật
Khuôn viên trồng hoa hoặc sân vườn nhỏ trước nhà có thể thay thế minh đường trong phong thủy. Do đó, hàng rào dạng hình vuông hay chữ nhật với các cạnh song song với các mặt của ngôi nhà là tốt nhất. Trong phong thủy hàng rào, nếu tường rào không ngay ngắn thì trường khí tích tụ không thể cân bằng; khó trở thành cát khí hỗ trợ cho gia chủ. Nếu nhà có nông trại hoặc sân vườn quá rộng khiến hàng rào cách xa cửa chính. Thì không nhất thiết phải thuận theo quy tắc trên.
Xây hàng rào bằng tre, trúc và gỗ
Dù tác dụng giúp tàng phong tụ khí kém hơn so với hàng rào xây bằng gạch và xi măng; hàng rào làm bằng tre, trúc hay gỗ vẫn có giá trị riêng của nó. Khi sân vườn quá nhỏ, cấu trúc của hàng rào sẽ hạn chế sự lưu thông không khí. Nếu dùng tre, trúc hoặc các thanh gỗ ghép lại để làm phong thủy hàng rào. Không khí trong nhà và bên ngoài sẽ được trao đổi dễ dàng hơn. Đồng thời chất liệu này cũng có tác dụng cản trở các luồng sát khí xâm nhập vào nhà.
Không xây tường rào quá kín hoặc quá thưa
Điều cấm kỵ trong phong thủy hàng rào chính là thiết kế công trình quá kín hoặc quá thưa.
Nếu công trình quá kín, vô hình chung sẽ tạo nên sự bí bách và tù túng cho ngôi nhà. Đồng thời cản trở sự trao đổi giữa vận khí trong nhà với môi trường bên ngoài, gây nên sự bí bách, ảnh hưởng đến tài vận, sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Nhưng nếu các thanh rào được thiết kế quá thưa, nhất là khi ngôi nhà ngay từ đầu đã tọa ở hướng xấu như: hướng đón nắng gắt, bụi bặm, nhiều tiếng ồn…sẽ không thể đảm bảo được khả năng che chắn cho ngôi nhà. Trong trường hợp này, quý vị có thể khắc phục bằng cách sử dụng chất liệu bê tông, dáng cột vuông nhằm hạn chế sự tác động của các yếu tố bên ngoài đến ngôi nhà.
Để tránh phạm phải điều cấm kỵ này, theo nhận định từ các kiến trúc sư và chuyên gia phong thủy, khoảng cách lý tưởng nhất cho các thanh rào là từ 5-10cm. Qúy vị có thể cân nhắc để áp dụng cho công trình của gia đình mình nhé.