Sáng 29/8 theo số liệu thống kê của tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm tại các địa phương tăng giá khi đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ đề ra. Nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2021 có sự dịch chuyển tăng 0,25% so với tháng trước chính là thời gian phòng chống dịch COVID-19. Cùng với số liệu đó làm tăng 2,51% so với tháng 12/2020 và tăng 2,82% so với tháng 8/2020. Vậy nguyên nhân từ đâu làm thay đổi chỉ số CPI của cả nước như thế? Bạn cùng 4uisign tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Chỉ số CPI tháng 8/2021
Tổng cục Thống kê cho biết, so với tháng trước, CPI tháng 8/2021 tăng 0,25%; trong đó, khu vực thành thị tăng 0,34%, cao hơn mức tăng 0,14% của khu vực nông thôn. Nguyên nhân chủ yếu do chỉ số giá nhóm lương thực, thực phẩm của khu vực thành thị có mức tăng cao. Tuy nhiên, tính chung 8 tháng năm 2021, CPI tăng 1,79% so với cùng kỳ năm 2020 và là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 8 tháng năm 2021 tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2020. So với tháng trước, CPI tháng 8/2021 tăng 0,25%.
Trong đó, khu vực thành thị tăng 0,34%, cao hơn mức tăng 0,14% của khu vực nông thôn. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 4 nhóm tăng giá so với tháng trước. Trong đó 4 nhóm giảm giá, 3 nhóm giữ giá ổn định (nhà ở và vật liệu xây dựng; thiết bị và đồ dùng gia đình; hàng hóa và dịch vụ khác).
Nguyên nhân làm tăng CPI
Theo Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê, có một số nguyên nhân làm tăng CPI trong 8 tháng năm 2021. Đó là giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh 14 đợt làm cho giá xăng A95 tăng 4.660 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 4.380 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 3.290 đồng/lít. So với cùng kỳ năm trước, giá xăng dầu trong nước bình quân 8 tháng năm nay tăng 22,86%, làm CPI chung tăng 0,82 điểm phần trăm. Cùng với đó, giá dịch vụ giáo dục 8 tháng tăng 4,44% so với cùng kỳ năm trước làm CPI chung tăng 0,24 điểm phần trăm. Giá dịch vụ giáo dục tăng do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới 2020-2021. Theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.
Bên cạnh đó, chỉ số CPI tháng 8/2021 trên địa bàn Hà Nội cũng tăng 0,77% so với tháng trước và tăng 2,81% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 8 tháng của năm 2021 tăng 1,49% so với bình quân cùng kỳ. Trong tháng, có 8/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng so với tháng trước. Tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, với mức tăng 2,21% (thực phẩm tăng 3,27%; lương thực tăng 0,74%). Tác động làm tăng CPI chung 0,69%. Nguyên nhân do trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, việc đi lại cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm trên địa bàn cũng như với các tỉnh gặp nhiều khó khăn…
Đồng bộ giải pháp
Theo Phó Viện trưởng Viện Kinh tế – Tài chính (Bộ Tài chính) Nguyễn Đức Độ, do dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh toàn cầu vẫn trầm lắng. Khó hồi phục sớm nên mức cầu nhiên liệu chưa thể tăng mạnh. Kể cả khi các quốc gia khống chế được dịch bệnh, giá dầu thô sẽ xoay quanh mức 40 USD/thùn. Vì vậy khó có thể gây ảnh hưởng hay đủ lực đẩy CPI tăng đột ngột.
Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cũng cho rằng. Nhìn chung CPI vẫn trong kiểm soát. Yếu tố làm tăng CPI là giá thịt lợn đã không còn ảnh hưởng nặng nề như trước và nguồn cung ở ngay trong nước đang tăng lên. Đồng thời, khi dịch Covid-19 còn phức tạp thì giá xăng dầu khó có thể tăng mạnh. Tổng cục Thống kê dự báo mức lạm phát năm 2021 sẽ được giữ trong khoảng 3,5-3,9%. Cùng với chính sách hỗ trợ bảo đảm an sinh xã hội sẽ góp phần ổn định đời sống nhân dân trong bối cảnh dịch bệnh tác động xấu đến kinh tế – xã hội.