Hơn 85.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường do Covid-19

Tình hình dịch covid-19 tại TP.Hồ Chí Minh hiện nay đang rất phức tạp, có hàng trăm người tử vong mỗi ngày. Liệu rằng tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu nếu chúng ta không có biện pháp xử lý thích hợp. Các số liệu về tình hình đăng ký doanh nghiệp quý 1 cho thấy, diễn biến dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp. Mức gia tăng thấp của số doanh nghiệp thành lập mới đã phản ánh về vấn đề này. Cùng với đó sự gia tăng mạnh mẽ của số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong ngắn hạn lên tới hơn 85.000 doanh nghiệp.

Số lượng doanh nghiệp rời khỏi thị trường

doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh
Gia tăng mạnh về số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn

Tính chung sau 8 tháng đầu năm, có hơn 10.000 doanh nghiệp đóng cửa mỗi tháng. Theo số liệu kinh tế – xã hội tháng 8 do Tổng cục Thống kê công bố. Số lượng doanh nghiệp rời khỏi thị trường cao hơn số doanh nghiệp thành lập mới. Cụ thể, tính chung 8 tháng, cả nước có 81.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Nhưng có tới 85.500 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Đáng chú ý, trong số doanh nghiệp rời khỏi thị trường, có 43.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 25,9%. 30.100 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 24,5% và 12.200 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Như vậy, trung bình mỗi tháng có gần 10.700 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Trong đó, riêng tại TP Hồ Chí Minh, tính từ đầu năm đến nay. 24.000 doanh nghiệp đã rời khỏi thị trường. Chiếm 28,1% và tăng 6,6% so với cùng kỳ. “Sự bùng phát mạnh của làn sóng COVID-19 lần thứ 4 cùng với các đợt giãn cách liên tiếp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt là các tỉnh, thành phía Nam”.

Chỉ tiêu về số doanh nghiệp thành lập mới

Trong tháng 8/2021, cả nước có 5.761 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 68.000 tỷ đồng. Số lao động đăng ký 43,4 nghìn người. Giảm 34,1% về số doanh nghiệp, giảm 44,6% về vốn đăng ký và giảm 39,1% về số lao động so với tháng 7/2021. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 11,8 tỷ đồng. Giảm 16% so với tháng trước và giảm 45,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong tháng 8, cả nước có 3.865 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Giảm 21,9% so với tháng trước và giảm 19,1% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 6.441 doanh nghiệp. Giảm 34,9% so với tháng trước và giảm 18,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng đạt 13,9 tỷ đồng, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2020. Nếu tính cả 1.539 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của gần 30.100 doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 8 tháng năm 2021 là gần 2.672 nghìn tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2020. Số doanh nghiệp trở lại hoạt động kể từ đầu năm cũng giảm 0,6%, ghi nhận 32.400 doanh nghiệp. Nếu tính gộp cả số thành lập mới và trở lại hoạt động, số doanh nghiệp tham gia thị trường là 114.000 doanh nghiệp. Như vậy, trung bình mỗi tháng có gần 14.300 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Cần phải có biện pháp giúp chính sách phù hợp với thực tế

biện pháp chính sách
Đề xuất các biện pháp chính sách phù hợp với thực tế doanh nghiệp

Trong khi đó, các văn bản sửa đổi và hướng dẫn chỉ mở rộng đối tượng. Chứ không thay đổi điều kiện bảo đảm để nhận được hỗ trợ. Đây là một trong những lý do khiến chính sách chưa phù hợp với thực tế, chưa đi vào cuộc sống. Ở gói hỗ trợ lần 1, đa phần doanh nghiệp không được hưởng lợi. Vì các điều kiện hỗ trợ đi kèm khó thực hiện. Như: số lượng lao động nghỉ việc, doanh thu của doanh nghiệp.

Vì vậy, theo ông Mạc Quốc Anh, ở gói hỗ trợ lần 2 doanh nghiệp kỳ vọng phải triển khai càng nhanh càng tốt. Đồng thời, phải cải tiến quy trình, thủ tục hành chính nhanh gọn hơn. Thông tin minh bạch và đầy đủ để các khoản hỗ trợ sớm đến được tay các doanh nghiệp. “Các khoản hỗ trợ này cần phải xác định đúng đối tượng thụ hưởng. Với những tiêu chí xác đáng và cụ thể. Có sự giám sát chặt việc sử dụng nguồn hỗ trợ để bảo đảm hiệu quả của chính sách”. ông Mạc Quốc Anh cho biết.

Chúng tôi hân hạnh đồng hành cùng bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *