Đê sông Hồng là một trong số hệ thống đê điều lớn nhất ở Việt Nam. Với tổng chiều dài 1.314 km đây được xem là hệ thống đê có quy mô lớn và được hoàn thiện hơn so với các đê khác. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng dự án chủ đầu tư đã khiến cho một đoạn đê bị nứt. Để đảm bảo tính an toàn thành phố Hà Nội đã triển khai các giải pháp để khắc phục sự cố nứt đê cũng như đảm bảo an toàn và phòng chống thiên tai. Vậy cụ thể biện pháp này như thế nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Sự cố nứt đê sông Hồng
Trong quá trình triển khai Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nước mặt sông Hồng, chủ đầu tư đã khiến một đoạn đê hữu Hồng đoạn qua xã Liên Hà (huyện Đan Phượng) bị nứt. Sự cố được đánh giá là hết sức nghiêm trọng, có khả năng đe dọa đến an toàn phòng, chống thiên tai của Thủ đô Hà Nội.
Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nước mặt sông Hồng do Công ty CP nước mặt sông Hồng là chủ đầu tư. Dự án có công suất 300.000 m3/ngày đêm, với các hạng mục chính là công trình thu và trạm bơm nước thô.
Trong quá trình thi công, dự án đã xảy ra sự cố tại khu vực K46+160 đê hữu Hồng. Đây là tuyến đê cấp 1 thuộc địa bàn xã Liên Hà (huyện Đan Phượng).
Sự cố nứt đê sông Hồng ai chịu trách nhiệm?

Chiều 14/5, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã đi kiểm tra thực tế sự cố nứt đê tại khu vực K46+160 đê hữu Hồng (xã Liên Hà, huyện Đan Phượng). Trước đó, tại vị trí công trình thu và trạm bơm nước thô – Nhà máy nước mặt sông Hồng (cạnh trạm bơm Đan Hoài) đã xảy ra sự cố nứt đê. Đây là sự cố được đánh giá là cực kỳ nguy hiểm, nhất là khi mùa mưa lũ 2021 đang đến gần.
Qua theo dõi thì sau khi được gia cố, hiện tượng nứt đê đã không phát sinh thêm. “Hiện, chúng tôi đang xây dựng phương án trước mắt bảo đảm an toàn cho khu vực đê trong mùa mưa lũ năm 2021. Trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thi công” – ông Vũ Hồng Trường cho biết.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền (ngoài cùng bên phải) kiểm tra hiện trường sự cố. Ngay sau khi sự cố xảy ra. UBND huyện Đan Phượng cũng đã chỉ đạo Phòng Kinh tế phối hợp Hạt quản lý đê kiểm tra. Thực hiện việc thi công khắc phục sự cố ban đầu.
“Sau khi có ý kiến của Tổng cục Phòng, chống thiên tai, huyện đã lắp đặt biển cảnh báo, ngăn không cho xe trọng tải lớn đi qua. Lắp đặt hệ thống quan trắc, theo dõi sát tình hình, diễn biến của sự cố để chủ động xử lý…” – Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Hữu Hoàng cho hay.
Phương án khắc phục đê Sông Hồng

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, hiện nay đơn vị đang phối hợp với Tổng cục Phòng, chống thiên tai, UBND huyện Đan Phượng đánh giá nguyên nhân. Bước đầu có thể xác định sự cố là do thi công đóng cột khiến mái đê bị xiêu. Ông Chu Phú Mỹ cũng nhấn mạnh: Chủ đầu tư sẽ phải chịu trách nhiệm và toàn bộ kinh phí để xử lý sự cố.
Sự cố gây nứt một đoạn tuyến đê sông Hồng đoạn qua xã Liên Hà (huyện Đan Phượng). Đây là tuyến đê kết hợp giao thông có ý nghĩa hết sức quan trọng
Những ngày tới, đại diện Sở NN&PTNT Hà Nội đề nghị huyện Đan Phương phối hợp chủ đầu tư xây dựng phương án bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đê hữu Hồng, trước mắt là trong mùa mưa bão năm nay.
Đánh giá sự cố là hết sức nghiêm trọng, ông Phạm Đức Luận – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) cho hay, đây là vị trí rất nhạy cảm, đơn vị đã cân nhắc nhiều trước khi quyết định cấp phép. Tuy nhiên, sự cố xảy ra là không mong muốn. Ông Phạm Đức Luận cho biết, sau khi khắc phục tạm thời sự cố, các đơn vị cần cân nhắc. Xem xét lại phương án xây dựng nhà máy tại khu vực…
Giải pháp xử lý triệt để sự cố nứt đê sông Hồng
Khẳng định việc cấp phép thi công công trình Nhà máy nước mặt sông Hồng. Đã được thực hiện theo đúng trình tự, quy định hiện hành. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh. Sự cố xảy ra là không mong muốn. Đồng thời cho biết TP sẽ giao cho các đơn vị phối hợp với Tổng cục Phòng. Chống thiên tai có giải pháp khắc phục triệt để, hiệu quả sự cố.
Theo phương án được Công ty CP Nước mặt sông Hồng và các đơn vị tư vấn xây dựng. Giải pháp chủ yếu được áp dụng là đắp lấp hố móng tạo cơ phản áp. Gia cố mặt, mái cơ bằng thảm đá, bên dưới lót vải địa kỹ thuật. Xử lý vết nứt mặt đê, đường hành lang. Ngăn không cho nước chảy vào khe nứt. Đồng thời, thi công khép kín tuyến đê quây hố móng; lắp đặt hệ thống quan trắc, theo dõi diễn biến sự cố
Hiện nay, chủ đầu tư đã vận chuyển và đổ đất lấp hố móng, tạo cơ phản áp. Tuy nhiên, công tác thảm đá vẫn chưa được thực hiện trong nhiều ngày qua. Đây được xem là hợp phần công việc quan trọng để có thể giữ ổn định cơ đê trước nước lũ.
Trong đó, xây dựng phương án để huy động tối đa lực lượng nếu có sự cố đê điều cấp bách xảy ra.
Thi công phải đảm bảo an toàn

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu chỉ đạo tại buổi kiểm tra. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền giao huyện Đan Phượng chỉ đạo. Đơn vị chức năng như công an, thanh tra giao thông, UBND xã Liên Hà. Phối hợp tổ chức các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân, các phương tiện qua lại…
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Phòng, chống thiên tai, các cơ quan có liên quan kiểm tra, rà soát đánh giá nguyên nhân, có giải pháp bảo đảm an toàn và kết nối hệ thống đê điều.
“Đây là tuyến đê tiếp giáp đê cấp đặc biệt. Do đó mọi phương án phải bảo đảm an toàn tuyệt đối. Không thể chỉ dừng ở mức 50/50” – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh.
Lưu ý các đơn vị tuyệt đối không được phép lơi là, chủ quan. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cũng yêu cầu xem xét kỹ lưỡng. Cơ quan tư vấn có đủ năng lực, chuyên môn cao để đánh giá, xử lý sự cố. Khẩn trương lập phương án hộ đê cho vị trí có sự cố để sẵn sàng ứng phó. Các cơ quan chức năng thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp. Hướng dẫn chủ đầu tư trong quá trình khắc phục sự cố. Đồng thời, thường xuyên theo dõi diễn biến sự cố. Báo cáo kịp thời lãnh đạo cấp trên để có chỉ đạo xử lý kịp thời.