Kiến trúc xanh như chúng ta biết là một trong số kiến trúc bền vững đây là công trình nghiên cứu dựa trên ứng dụng công nghệ của vật liệu xây dựng. Nhằm mang đến lợi ích cho con người, đem đến những tác động tác động tích cực môi trường trong quá trình xây dựng cũng như thi công và cũng như trong suốt thời gian bảo trì. Việc ứng dụng công nghệ vật liệu xây dựng được xem là giải pháp ứng dụng hiệu quả và an toàn trong kiến trúc xanh. Mang đến những lợi ích về môi trường, những lợi ích nền kinh tế cũng như các lợi ích xã hội khác. Vậy để hiểu rõ hơn về ứng dụng giải pháp này hãy tìm hiểu bài viết sau đây nhé.
Mục lục
Kiến trúc xanh giá trị phát triển bền vững
“Kiến Trúc Xanh” đã được nói đến vào thập niên 80 của thế kỷ trước cùng với khái niệm phát triển bền vững do Liên Hợp Quốc đề xướng. Và ngày nay, Kiến Trúc Xanh đã trở thành xu thế phát triển của kiến trúc hiện đại.
Mặc dù là xu hướng của kiến trúc hiện đại, nhưng Kiến Trúc Xanh không hề xa lạ với người Việt. Chúng ta đã từng sống trong những “công trình kiến trúc xanh” mà ta không hề quan tâm hay trân trọng. Bạn có còn nhớ những ngôi nhà tre, nhà gỗ được lợp lá truyền thống, có mảng sân rộng trước nhà với cây cối và ao hồ xung quanh? Những ngôi nhà ấy được xây từ những vật liệu vô cùng đơn giản nhưng vẫn vững chãi trước mưa nắng qua hàng chục năm. Nhưng do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, những “ngôi nhà xanh” đã dần bị thay thế bởi những tòa nhàcao tầng được xây dựng từ bê-tông, sắt, thép.
Bạn hiểu như thế nào về kiến trúc xanh?
Kiến trúc xanh ( hay Kiến trúc bền vững) là những công trình tiết kiệm năng lượng, được xây dựng từ nguồn vật liệu thân thiện với môi trường và góp phần đưa thiên nhiên đến gần hơn đời sống con người. Đặc biệt, các công trình này không phá vỡ cảnh quan xung quanh, không gây tác động tiêu cực đến môi trường trong suốt quá trình xây dựng, sử dụng, bảo trì, cải tạo, tháo dỡ.
Kiến trúc xanh mang đến những lợi ích gì?
Lợi ích môi trường: bảo vệ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học, hạn chế gây ô nhiễm không khí và nguồn nước, giảm chất thải rắn và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Theo nghiên cứu mới đây, nếu so sánh với một công trình xây dựng thông thường, công trình xanh sử dụng ít hơn 26% năng lượng, chi phí bảo trì ít hơn 13% và lượng chất thải nhà kính ít hơn 33%.
Lợi ích kinh tế: giảmchi phí trong quá trìnhsửdụng công trình, thu hồi vốn nhanh hơn. Người tiêu dùng ngày nay ưu tiên lựa chọn công trình xanh hơn các công trình nhà ở khác.
Lợi ích xã hội: tạo môi trường thân thiện cho người sử dụng: chất lượng không khí trong nhà tốt hơn, tối ưu hóa sự thoải mái mọi công năng trong công trình.
Tác dụng của kiến trúc xanh
Ngày nay, môi trường sống của chúng ta đang bị tàn phá nặng nề, nguồn nước, không khí bị ô nhiễm. Những nguồn tài nguyên mà chúng ta tưởng như vô tận đang có nguy cơ bị suy giảm.
Nhiệt độ không khí ngày càng cao và khó chịu, các trận bão lũ; thiên tai xuất hiện ngày càng nhiều và dữ dội hơn. Nồng độ khói bụi tại các thành phố lớn tại Việt Nam như Hà Nội; thành phố Hồ Chí Minh đang vượt quá ngưỡng cho phép nên sức khỏe và đời sống con người cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực.
Khi chúng ta chỉ hành động vì lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến thiên nhiên. Chính chúng ta sẽ nhận lãnh hậu quả. Và có lẽ, đã đến lúc chúng ta quay lại tìm kiếm những giá trị bị đánh mất. Hãy học cách đối xử trân trọng với thiên nhiên như các thế hệ trước đã từng làm!
Tác dụng của tấm lợp sinh thái Onduline
Tole sinh thái ONDULINE là sản phẩm được tạo lên bởi senluno. Và nhựa bitumen dưới áp xuất và nhiệt độ cao. Với các tính năng vượt trội so với các sản phẩm mái lợp khác.
Khả năng cách nhiệt rất tốt
Tấm lợp Onduline cho khả năng cách nhiệt cực tốt dưới ánh nắng mặt trời. Nhà được lợp bằng Tấm lợp Onduline cũng mát như lợp ngói. Với những đặc tính này, Onduline đặc biệt hữu hiệu khi được dùng để lợp mái cho các trường học. Học sinh ngồi trong lớp sẽ không bị nóng bức khó chịu. Vì trời nóng và khi trời mưa vẫn nghe giảng bài được.
Ngăn chặn tiếng ồn
Dù ngoài rời có mưa lớn cũng không hề có tiếng ồn vào bên trong. Do cấu tạo mặt nhám giúp ngăn chặn tiếng ồn tuyệt vời. Cụ thể hơn Tại Anh Quốc, người ta đã sử dụng tấm lợp Onduline để giảm bớt tiếng ồn của xe chạy. Bằng cách dựng những tấm Onduline thành một bức tường dài dọc theo xa lộ. Những thử nghiệm của Anh cho thấy mức cách âm của tấm Onduline không thua kém tường bằng bê-tông.
Trọng lượng nhẹ thuận lợi cho vận chuyển, chống thấm nước
Trọng lượng của tấm tôn sinh thái Onduline rất nhẹ nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển và lắp đặt. Trọng lượng của tấm lợp Onduline (2m x 0,95 m) là 6,4 kg/tấm; nhẹ hơn tôn kẽm và nhẹ hơn rất nhiều so với Tấm Polycarbonate.
Kết quả thử nghiệm tại các Cơ quan kiểm định Chất lượng của Anh (BS1181). Của Mỹ (ASTM E96), Đức (DIN 52103) cho thấy không có hiện tượng thấm nước ở Tấm tôn Onduline sau 16 ngày ngâm nuớc liên tục. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam cũng tiến hành thử nghiệm với kết quả tương tự.
Tấm lợp sinh thái Onduline không bị xy hóa khử
Tấm lợp sinh thái Onduline không bị ăn mòn bởi hóa chất như Axit đến ba dơ. Hay hợp chất mang tính oxy hóa hoặc khử vì được nhựa BITUM bao bọc. Dó vậy, tấm lợp Onduline rất thích hợp dùng làm mái lợp ở những nơi có môi trường hóa chất. Như các xí nghiệp xi mạ, nước đá, xí nghiệp muối,…
Không bị phân hủy bởi acid
Amiăng là một chất thủy tinh hỗn hợp với ma-nhê, có dạng sợi, không bị biến chất, không hòa tan trong nước. Không bị hủy hoại bởi acid, được dùng để sản xuất tấm lợp fibrô ximăng. Uống nước hứng từ mái lợp có sử dụng amiăng. Hoặc sinh sống trong môi trường có amiăng sau một thời gian sẽ bị bệnh ung thư.
Những người lợp mái vốn đã quen với cách thức lợp của tôn mạ kẽm. Hoặc fibrô ximăng thường nghĩ rằng lợp mái Onduline là khó. Nhưng trên thực tế, Onduline dễ lợp hơn nhiều so với các loại tấm lợp khác vì: Trong quá trình thao tác, người công nhân không phải lo sợ có thể bị thương tích. Hoặc trầy da vì tấm lợp Onduline không sắc cạnh như tấm lợp tôn
Tôn Onduline chịu nhiệt độ cao
Tôn Onduline được sử dụng khắp nơi trên thế giới ở tất cả các vùng khí hậu khác nhau. Từ các vùng phủ tuyết lạnh giá đến các vùng ven biển hoặc các vùng nhiệt đới nóng bức. Ở Trung Đông, tấm lợp Onduline chịu được nhiệt độ rất cao. Ở các vùng biển, tấm lợp sinh thái Onduline tỏ ra đặc biệt thích hợp. Do khả năng chống muối mặn và cách điện. Onduline từng chịu được những hạt mưa đá cho thấy. Tấm lợp Onduline có thể chịu được bão biển và động đất với tốc độ gió giật lên tới 192 km/giờ.
Onduline chống bám bẩn và giảm chi phí
Onduline được bao phủ bằng một lớp nhựa, đồng thời đã qua xử lý bề mặt. Nên các loại rêu, nấm, mốc không có môi trường sinh sản và phát triển. Do đó, trong quá trình sử dụng, chúng ta không cần phải thường xuyên cọ rửa các vết dơ bẩn do rêu, mốc gây ra.
Onduline là sản phẩm có chất lượng cao với nhiều ưu điểm hơn loại tấm lợp khác như tôn kẽm, fibrô ximăng. Hơn nữa so với các loại tôn kẽm cùng phẩm cấp; tấm lợp Onduline rẻ hơn nhiều.
Sự phát triển của khu đô thị làm biến đổi khí hậu
Theo các chuyên gia, một trong những tác nhân chính làm cho biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng hơn. Chính là sự tiêu thụ một nguồn năng lượng khổng lồ tại các công trình xây dựng.
Cụ thể hơn, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và cho thấy. Công nghiệp xây dựng hiện đại xả ra trên thế giới một lượng lớn rác thải rắn và khí thải độc hại. Trong đó, lượng khí thải carbonic từ hoạt động xây dựng là trên 40% ở các nước phương Tây. Khoảng 36% ở Nhật Bản và gần 30% ở Đài Loan dù đã có áp dụng những giải pháp xây dựng mới cho ngành này.